#nhà thơ

Những người gánh sông trăng
10:36 17/12/2024

Người trẻ nhất là Kim Nhũ và Phạm Thu Yến cũng đã trên tuổi “lục thập hoa giáp”, còn lại là Đoàn Thị Lam Luyến cũng là U80 như Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Hồng Ngát và chị cả Phan Thị Thanh Nhàn. Họ chơi với nhau từ bao giờ không rõ nhưng hầu như giới văn chương ai cũng biết có nhóm “sáu người” này từ rất lâu rồi.

Đào Quốc Minh: Một ngọn nến “phục sinh”...
05:02 08/11/2024

“Mỗi chúng ta chẳng thể nào đi xa/ khỏi nụ cười cay đắng/ của mụ đàn bà quê mùa/ ngồi u buồn kéo sợi bên song...” (Những dòng sông). Tôi coi bốn câu thơ hồi cố u buồn khắc khoải, đỏ mọng “nỗi đau và tình yêu” này như một đề từ cho cả tập thơ “Phục sinh”. Còn với tôi, là để định hình một con đường bước vào thế giới nội tâm của Đào Quốc Minh.

Nguyễn Linh Khiếu: Mỗi nhà thơ mang đến một khuôn mặt riêng
15:16 22/09/2024

Nhà thơ, Tiến sĩ triết học Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959, quê Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình, đã in 7 tập thơ và một số tập tùy bút, tùy văn. Là một trong những nhà thơ gần đây đã giành toàn bộ sự tìm tòi, thể nghiệm của mình vào lĩnh vực thơ văn xuôi.

Hạnh phúc mở ra một con đường văn chương Hàn - Việt
20:02 20/09/2024

Nhân dịp tháng 9 này, cuốn hợp tuyển thơ văn Hàn Quốc - Việt Nam 2024 nhan đề “Sen ở Xứ sở tinh khiết yên bình” do dịch giả, nhà thơ, Tiến sĩ Byeong Cheol Kang (Hàn Quốc) khởi xướng và thực hiện cùng Nhóm Văn Bút Jeju ra mắt độc giả, ông chia sẻ với Văn nghệ Công an về công việc và trải nghiệm của ông với Việt Nam, các nhà văn và tác phẩm văn học Việt Nam...

Ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Tiến Thanh
15:13 28/08/2024

Sau 2 tập thơ “Loạn bút hành” và “Chiều không tên như vết mực giữa đời”, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, nguyên Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã ra mắt tập thơ thứ 3 - “Viễn ca” vào ngày 28/8 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Hà Nội.

Đi buôn… không đùa với văn nhân
10:36 15/08/2024

Bên ngoài trang viết, nhà văn, nhà thơ có biết làm kinh tế không? Với phẩm chất lao động sáng tác, cứ lao vào kiếm tiền thì mất nhiều hay được lắm? Chẳng có mẫu số chung cho văn nhân làm kinh tế được hay mất, bởi chưa thấy thống kê cụ thể.

Nhà phê bình Văn Giá và nhà thơ “Văn có  giá”
07:15 27/07/2024

Nói về nghiệp chữ nghĩa, văn chương, tôi chợt nhớ câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khi xưa: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo/ Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu”. Vậy mà, nhà nghiên cứu phê bình văn học PGS.TS Văn Giá lại nhất quyết theo chí hướng của thầy Hoàng Ngọc Hiến (Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du) “Tôi viết phê bình để làm “sáng giá” và “sang giá” những tác phẩm tôi tâm đắc”, ngoài ra không gì khác!

Làm vợ nhà thơ, nghèo khó một thuở
12:32 25/07/2024

Tôi đã nhiều lần nghe câu hỏi: "Làm vợ nhà văn, nhà thơ dễ hay khó, sung sướng hay khổ sở?". Cũng nhiều lần được nghe lời đáp của bà vợ các văn nhân, tôi cũng tự hỏi và tự trả lời về câu chuyện này. Khó hay dễ, sướng hay khổ thì "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" tùy từng gia đình, nhưng có một điểm chung nhất: những người vợ nhà văn nhà thơ đều có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt.

Lữ Mai, mùa thu vừa rơi vừa ngủ
15:41 18/07/2024

Tôi đọc khá nhiều thơ của các nhà thơ, nhưng chưa gặp bài thơ nào viết về một người khác thú vị như của Lữ Mai. Chị làm tôi nhớ chuyến đi trại sáng tác do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức ở Đà Lạt, tháng 9/2023.

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Nỗi lòng như "cánh đồng lẩn khuất"
10:20 27/05/2024

Ở tuổi 85, nhà thơ Vũ Quần Phương vẫn chưa bao giờ nghĩ mình đã già. Ông vẫn còn cái hăm hở, háo hức với cuộc đời, làm thơ giễu mình và giễu đời. Từ một cậu bé Phương mất bố lúc 5 tuổi rưỡi, lên Hà Nội trọ học, đến một sinh viên y khoa xuất sắc, vị bác sĩ giỏi và một nhà thơ nổi tiếng của thế hệ thơ chống Mỹ, ngẫm lại, đôi khi, ông thấy đời như một trò đùa...

Từ những ngả nào thơ đến
14:33 21/03/2024

Cách nay cũng lâu lâu, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Đức Tùng (sinh sống tại Canada) đã xuất bản một cuốn sách khá thú vị về thơ: "Thơ đến từ đâu". "Thơ đến từ đâu?", về bản chất, là một câu hỏi truy nguyên, và nó khiến tôi, trên cùng một ý hướng, phải hỏi cách khác đi: "Từ những ngả nào, thơ đến?".

Có bản lĩnh mới tạo nên bản sắc nhà thơ
12:46 24/02/2024

Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam, sáng 24/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ”. Tọa đàm đã thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà văn, nhà thơ và những người yêu thơ ở mọi miền đất nước.

Nhặt tình trong “Tiếng chim xanh biếc”
22:48 28/12/2023

Nguyễn Nho Khiêm là thế hệ đàn anh mà tôi trọng, cả đường thơ lẫn đường đời. Ở Đà Nẵng, thi thoảng, tôi may mắn được hầu chuyện với các nhà thơ đàn anh quý mến như Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Kim Huy, Trần Tuấn, Huỳnh Lê Nhật Tấn… và mới đây nhất là được ngồi với nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm đầy lý thú.

Ai mua văn, tôi bán văn cho
08:42 30/11/2023

Có người nghĩ ngày xưa Hàn Mặc Tử bệnh tật, tâm hồn bấn loạn mà thảng thốt thành thơ rao bán trăng: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Rồi có người cãi là mỹ cảm siêu thực sáng tạo vô bờ của Hàn, chứ trăng của vũ trụ, của muôn người sao bán được?

Nhà giáo nhân dân, nhà thơ Vũ Đình Liên và chuyện về kỹ nữ cầu Trò
15:56 23/11/2023

Ngày 12/11/2023 là sinh nhật 110 năm ngày sinh của Nhà giáo nhân dân, nhà thơ Vũ Đình Liên. Bài thơ tuyệt tác "Ông đồ" đã đưa tên tuổi Vũ Đình Liên lên hàng đầu phong trào Thơ mới, đôi khi che khuất cả sự nghiệp văn học phong phú còn lại của ông, đặc biệt là những bài thơ thể hiện tình yêu thương con người sâu nặng, trong đó có câu chuyện "Người kỹ nữ cầu Trò" xúc động còn ít người biết đến.

“Ta cô đơn từ trong lòng mẹ!''
18:12 19/11/2023

Những năm đầu thập niên 90, thế kỷ trước, khi còn làm việc ở tờ Đặc san của Báo Văn nghệ với nhà thơ Bế Kiến Quốc và họa sĩ Thành Chương, tôi cũng không ít lần được ngồi đàm đạo thi ca với hai nhà thơ nổi tiếng của báo là Phạm Tiến Duật và Võ Thanh An. Hai nhà thơ này vốn là bạn bè thân thiết nhiều năm, thời bao cấp nghèo khó, anh Duật từng có thời gian tá túc ở nhà bạn và cái bút danh Võ Thanh An của bạn mình (tên thật là Trần Vinh) là do chính anh Duật đặt cho.

Trữ tình Phạm Tiến Duật
08:12 20/10/2023

Phạm Tiến Duật (1941-2007) là nhà thơ hàng đầu trong số các nhà thơ thời chống Mỹ. Thơ ông thể hiện rất sinh động âm hưởng hào sảng của một thời "xẻ dọc Trường Sơn" đi đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, ở những khoảng lặng sau tiếng bom, là cả một thế giới trữ tình bản thể, tràn đầy tinh thần nhân văn cao thượng, mà gần gũi thân thương...

Ngô Mai Phong và lễ hội
15:09 02/09/2023

Đọc lại trang thơ vùng Đông Bắc, ở phần Phụ trang Thơ Báo Văn nghệ số 13 (tháng 7 năm 2004), thấy có bài "Lễ hội" của tác giả Ngô Mai Phong, bỗng nhiên thấy thích thú. Xưa đã đọc rồi, nhưng mà bận rộn việc công chức cho nên cũng mới chỉ đọc lướt thôi. Giờ thì thư thả hơn, đọc kỹ hơn, mới lại thấy thấm.