TP Hà Nội khuyến khích đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe tập trung, các bãi đỗ xe ngầm, các giải pháp công nghệ trong việc quản lý, vận hành bãi đỗ xe, giảm thiểu tình trạng dừng, đỗ xe sai quy định...
Trên website của Công ty Bất động sản Winkworth, với trụ sở đặt tại London (Anh) vừa đăng tải thông tin, rao bán ngôi nhà có chiều rộng 1,7m hẹp nhất ở Vương quốc Anh với giá 950.000 bảng Anh (GBP), tương đương 1,31 triệu USD.
Đường mở đến đâu, ở đó xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo. Đây là chuyện không mới trên địa bàn Hà Nội. Quyết tâm xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo của TP Hà Nội cũng đã được đưa ra nhiều năm qua với nhiều giải pháp.
Theo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố còn 168 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng - siêu mỏng, siêu méo- chưa được giải quyết dứt điểm.
Báo CAND có bài phản ánh ngôi nhà siêu mỏng được xây dựng không phép gây mất mỹ quan đô thị ở địa chỉ 52 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội). Đến nay, sau gần 1 tháng vụ việc được phản ánh, công trình vi phạm trên vẫn “án binh bất động”.
Gửi đơn tới Báo CAND, bà Nguyễn Thị Hảo có hộ khẩu thường trú ở phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết, tại địa chỉ số 52 Lý Thường Kiệt thời gian qua đang tồn tại công trình nhà 3 tầng siêu mỏng được xây dựng không phép gây mất mỹ quan đô thị...
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng dù được các ngành chức năng của Hà Nội thực hiện có phần ráo riết và mạnh tay hơn, nhưng tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này vẫn luôn “nóng”. Hà Nội “tấc đất tấc vàng” nên khó tránh khỏi việc người dân cố tình vi phạm, nếu như không muốn nói còn có sự buông lỏng, hay làm ngơ của một bộ phận cán bộ. Phạt rồi cho tồn tại, để rồi những nhà siêu mỏng, siêu méo ngang nhiên mọc lên.
Ngày 18-6, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã có buổi gặp mặt và làm việc với Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố để lắng nghe các ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Cứ mỗi tuyến đường mới mở lại xuất hiện thêm những “mẩu” đất, những bức tường mà cả mấy bên liên quan đều căng ra thỏa thuận vẫn không xong. Phải chăng, vấn đề ở đây là sự thiếu tầm nhìn và gắn kết trong quy hoạch đô thị?
0,3m² đất được bán trao tay với giá 390 triệu đồng. Quy ra, 1m² đất có giá 1,3 tỷ đồng. Ai có thể tin được rằng “mẩu” đất chiều rộng 10cm, chiều dài 3m có mức giá… trên trời như vậy đã được mua bán xong ngay tại tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Hà Nội.
Trong đơn bà Nguyễn Thị Kim Sinh gửi tới Báo CAND cho biết, nhà bà tọa lạc tại số 702/19/5/9A đường Thống Nhất, phường 15, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Sau khi đường Thống Nhất giải tỏa xong, UBND phường 15, quận Gò Vấp cho xây một Chốt dân phòng (CDP) che hết tầng 1 và phía trước căn nhà của bà, bà đã làm “Đơn xin cứu xét” gửi đến nhiều cơ quan chức năng để kiến nghị gỡ bỏ công trình xây dựng này nhưng không được giải quyết thấu đáo.
Dù Chủ tịch TP Hà Nội cho rằng xử lý những trường hợp “siêu mỏng, siêu méo” không nên “quá cầu toàn” thì dư luận vẫn cảm thấy sốt ruột trước thực trạng: Nhà đất “siêu mỏng, siêu méo” cũ chưa xử lý xong thì tại các tuyến đường mới mở tiếp tục phát sinh các trường hợp khác (?!). >> Hà Nội: Đã xử lý 389 nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Kết luận buổi giám sát tại Sở Xây dựng về tình hình chấp hành pháp luật về quản lý trật tự xây dựng và việc xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn TP (ngày 22/5), Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt nhận xét, các quận, huyện vẫn còn lừng chừng, lúng túng trong triển khai.
Vấn đề nhà “siêu mỏng, siêu méo” sau mỗi dự án vẫn đang làm đau đầu các nhà quản lý tại Hà Nội: Để thì “hợp lòng dân, chính quyền đỡ vất vả”, nhưng cảnh quan lôm côm. Do vậy, nhiều cán bộ đồng tình với giải pháp: Thu hồi đất không đủ điều kiện xây dựng công trình ngay khi tiến hành dự án.
Nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến phố ở Hà Nội chưa bao giờ là câu chuyện hết “nóng”. Bởi dù đã làm nhiều biện pháp, nhưng Hà Nội vẫn chưa giải quyết được dứt điểm được tình trạng này.