Lạc Sơn là huyện vùng sâu của tỉnh Hòa Bình, kinh tế, xã hội kém phát triển, cuộc sống người dân bản Mường này gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cái nghèo, cái đói đeo bám năm này qua năm khác. Người dân Lạc Sơn phải đối mặt với nỗi lo khác còn lớn hơn, phát sinh vấn đề xã hội phức tạp, đó là số lượng người tâm thần có chiều hướng gia tăng. Làm sao để quản lý người tâm thần là câu chuyện nhức nhối và thách thức không nhỏ đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đây.
Mồng không thể hiểu được anh trai mình. Từ ngày cô Tân về sống cùng, anh như biến thành một con người khác. Có lẽ tình yêu cao cả của Kiếm đã giúp cô Tân trở thành một người bình thường. Con đường vào nhà nếu không có vợ chồng anh trai ra sức làm từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt mờ thì chưa thể xong ngay được. Tường ngôi nhà được thay áo mới, những viên ngói cũng được đảo lại. Từ ngoài nhìn vào những viên ngói âm dương màu đỏ tươi phơi mình giữa trời xanh.
Người tâm thần được điều trị tại gia, nhưng gần đây tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra không ít vụ trọng án do người tâm thần sống trong cộng đồng gây ra. Phát hiện, ngăn ngừa đối tượng này gây án là một vấn đề không đơn giản, cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó yếu tố then chốt nhất vẫn là gia đình.
Chuyện tếu rằng ở bệnh viện tâm thần nọ, khi kiểm tra sức khỏe để xét ra viện cho các bệnh nhân, bác sĩ vẽ vào bức tường một cánh cửa rồi bảo các bệnh nhận mở được thì ra viện. Bệnh nhân xúm xít mở mãi không ra. Một bệnh nhân đứng cười khẩy.
Thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội liên tục xảy ra những vụ cố ý gây thương tích, thậm chí giết người do các đối tượng từng có tiền sử tâm thần hoặc sau khi sử dụng chất gây nghiện gây ra. Điều này một lần nữa đặt ra vấn đề quản lý người nghiện nói riêng và những người có tiền sử tâm thần nói chung.
Vừa qua, vụ việc nữ lao công bị nam thanh niên có tiền sử bệnh tâm thần dùng gạch đập liên tiếp vào đầu dẫn đến tử vong tại đường Cầu Giấy, Hà Nội đã tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng người tâm thần gây án. Người tâm thần và gần đây là người “ngáo đá” gây án không phải là câu chuyện mới nhưng rõ ràng nó vẫn đang tiếp diễn gây ra những cái chết rất thương tâm.
Cái chết bất ngờ của bé gái 5 tuổi ở Bắc Kạn với nhiều vết cắt trên cổ đã gây chấn động làng quê yên bình, là sự ám ảnh đối với nhân chứng, những người đầu tiên đưa bé gái đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn...
Theo Điều 9 Nghị định 64/2011/NĐ-CP của Chính phủ giao cho Bộ Y tế quản lý các đối tượng tâm thần đang gây ra những bất cập trong việc thực thi, cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Công an huyện xã Công Thành, Yên Thành (Nghệ An) vừa nhận được thư cảm ơn của gia đình anh Lương Xuân Ánh, SN 1991, trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hoá về việc Công an xã đã tìm thấy người thân là anh Nguyễn Trọng Cần, SN 1989, trú tại phường Đông Hương, thành phố Thanh Hoá, bị hạn chế về nhận thức bỏ nhà đi, về với gia đình.
Gần 40 năm qua, ông Phạm Văn Nhẫn (thôn Chi Ngôn, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) chẳng nhớ nổi mình đã cưu mang bao nhiêu người tâm thần. Có những người chỉ tá túc nhà ông dăm, ba hôm rồi ông tìm lại cho họ người thân nhưng có người ông đã nuôi suốt 11 năm qua và nhập khẩu luôn vào sổ hộ khẩu của gia đình. Ông Nhẫn cười bảo, “coi đó là cái nghiệp cũng được mà coi đó là duyên nợ cũng được”.
Trước tình trạng đối tượng nghiện ma túy ngày càng gia tăng phức tạp, không ít người nghiện bị bệnh tâm thần gây ra những vụ án mạng đau lòng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã quyết định đầu tư xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) để tiếp nhận, bắt buộc những người này vào cai nghiện, chữa bệnh.
Cuối những năm 1940 ở Thụy Điển, trẻ em và người lớn mắc bệnh tâm thần đã bị bắt ăn nhiều kẹo để các bác sĩ xem chuyện gì xảy ra với răng của họ. Câu chuyện này thực sự đã diễn ra mặc dù ngày nay nghe như chuyện dọa trẻ em để chúng tránh ăn quá nhiều kẹo.
Hoang tưởng bị truy hại, ảo thanh ra lệnh, chán nản, bi quan, kích động vận động… là nguyên nhân khiến người tâm thần có nguy cơ gây trọng án hình sự gấp 3 - 4 lần so với người thường.
Chiều 6-9, đại diện phòng công tác Đảng và công tác chính trị Công an tỉnh Thanh Hoá đã trao số tiền 50 triệu đồng của các nhà hảo tâm cho mẹ con người đàn bà bị điên ở xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc...
Do không ý thức được hành vi, một người bị bệnh tâm thần đã sang vườn nhà hàng xóm làm đổ tường gạch và gãy cây cối. Người hàng xóm không thông cảm, đã dùng dao chém nhiều nhát khiến nạn nhân trọng thương.
Thời gian gần đây, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do người tâm thần gây ra có chiều hướng gia tăng và diễn biến khá phức tạp. Tính chất của loại tội phạm này thường bất ngờ, người bị hại là người quen, người ruột thịt hay người lạ. Trong khi đó, vì bệnh lý không áp dụng được chế tài hình sự nên tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với trật tự, an toàn xã hội.
Những vụ án mạng do người tâm thần gây ra luôn mang một nỗi đau quặn thắt, sự giằng xé tuyệt vọng, bởi nạn nhân của các vụ án nghiêm trọng hầu hết đều là người thân của đối tượng.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc khám và điều trị người tâm thần tại các bệnh viện sức khỏe tâm thần đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc chữa bệnh đối với người tâm thần khiến nhiều gia đình xem nhẹ trách nhiệm này.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Thạch Sà Khên (35 tuổi, ngụ xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), về hành vi “giết người”.