Sau những mất mát và đắp bù, sau bao lần ngã quỵ và gượng dậy, thương binh Đào Viết Thoàn – người con quê lúa Thái Bình đã tự tổng kết cuộc đời mình, rằng ông trời vẫn ưu ái khi không lấy đi của ông tất cả.
Vốn là một lương y, ông Lê Thái Tôn (ngụ quận 11, TP HCM) luôn mày mò tìm kiếm những phương thuốc quý chữa các loại bệnh nan y, cứu giúp nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trong một lần sang Campuchia tìm cây thuốc, ông Tôn xin vào nhà của một lão nông nghỉ chân. Ngôi nhà đơn sơ, nằm lẻ loi ở bìa rừng chỉ có một mình cụ ông ở.
Gần 100 tuổi nhưng cụ Phạm Thọ Tầng (phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) ngày ngày vẫn đi tìm kiếm cây thuốc quý, mở phòng khám cứu chữa miễn phí cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Với tấm lòng của mình, lương y Nguyễn Khắc Dưỡng( tổ dân phố 1, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đã giúp các em có thể yên tâm bước tiếp con đường phía trước, vẽ tiếp những ước mơ còn đang dang dở.
Sáng sớm, mặc dù chưa đến giờ làm việc nhưng Trung tá Nguyễn ThịYến, bác sĩ, Đội trưởng Đội Y tế và bảo vệ môi trường Trại giam Phú Sơn 4 vội vàng thu xếp việc nhà để đến cơ quan, bởi trong bệnh xá, có bệnh nhân trở nặng, cần phải khám gấp.
Từ nhỏ, ông Lò Văn Pâng, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã làm nghề chăn bò trên rừng, có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại cây thuốc và từ đó đã phát triển nghề thuốc của gia đình. Không chỉ thế, nơi bản làng xa xôi, ông Pâng đã hết lòng cứu chữa nhiều bệnh nhân, trong đó không ít người đã bị bệnh viện kết luận không chữa khỏi, cho về… chờ chết.
Căn phòng của PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyết nằm ở cuối hành lang Bệnh viện Việt Đức, nơi ông đã cả một đời gắn bó với công việc của người thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Ông cũng là một trong những bác sĩ hàng đầu về phẫu thuật ghép tạng, mang lại cho Việt Nam những tiến bộ và thành công trong nghiên cứu ghép tạng sánh ngang tầm thế giới.
Tại hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016 được tổ chức tại Cần Thơ cuối tháng 7 vừa qua, lương y Đào Viết Thoàn ở xã An Quý (Quỳnh Phụ, Thái Bình) gây sự chú ý không chỉ bởi sự nỗ lực vượt lên thương tật mà còn tạo nên nhiều sản phẩm có chất lượng, trở thành lương y chữa bỏng nổi tiếng giúp được nhiều người bệnh trọng.
Xuất thân từ một công nhân gang thép, cơ duyên đã khiến ông gặp được vị thầy lang người dân tộc và dẫn dắt ông theo nghề thuốc. Cũng từ đó, ông rong ruổi khắp các nơi từ Bắc vào Nam để tìm cây thuốc giúp cho ngành dược liệu của Việt Nam làm thuốc chữa bệnh cho người dân.
Cuối tháng 11-2015, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận đơn tố cáo của vợ chồng ông Võ Thời (55 tuổi, trú thôn Ngọc Giáp, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) phản ánh bị ông Nguyễn Đình Hạp (ở 95 Ông Ích Khiêm, TP Huế) giả danh lương y bán thuốc để lừa đảo nhiều triệu đồng.
Có lẽ hiếm ở đâu như phòng khám của bác sĩ Đinh Tự Khuyên (Vân Giang - Ninh Bình) khi người nghiện ma túy và bệnh nhân khác lại thoải mái trò chuyện, cười đùa và động viên nhau hết lòng như vậy. Bảy năm miệt mài châm cứu cắt cơn cai nghiện miễn phí, bác sĩ Đinh Tự Khuyên đã khống chế thành công cơn vật thuốc của hàng trăm người nghiện, theo dõi 4-5 năm sau không thấy tái nghiện và vị bác sĩ này còn tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tìm đến.
Tự nhận là một người vô danh hết sức bình thường trong hàng vạn tấm lòng thiện nguyện của Thành phố nghĩa tình, nhưng câu chuyện nghề của lương y Nguyễn Lê Đông, thông qua số phận bi kịch của T., một trẻ em đường phố, hay của một bệnh nhân tai biến bị bỏ rơi… lại ám ảnh đến kỳ lạ. Có lẽ, khi chứng kiến những số phận chìm trong tận cùng nỗi đau, cũng là một động lực, để những người hết sức bình dị, sẵn sàng hy sinh cả những hạnh phúc thường nhật, sẵn lòng mở rộng vòng tay nhân ái…
Không học qua trường lớp, chẳng biết bắt mạch, không biết nhận dạng cây thuốc, mù tịt lĩnh vực châm cứu… nhưng nhiều người đang rắp tâm biến mình thành bác sĩ này lương y nọ. Để đạt được thâm ý, những người này lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội, diễn đàn về sức khỏe rồi tung đủ thứ cỏ cây, bài thuốc với tuyên bố hùng hồn "rất hiệu nghiệm", "rất diệu kỳ". Ghê gớm hơn, lắm kẻ diễu oai bằng việc bày vẽ, chỉ dẫn thiên hạ cách dùng thuốc, cách phối thuốc, cách gia giảm thuốc cứ như thể mình là thầy thuốc y học cổ truyền thứ thiệt. Ít ai biết phía sau hiện tượng này, có những toan tính mà hậu quả là người bệnh thiếu hiểu biết sẽ… lãnh đủ.
Từ một thương binh nặng hạng 1/4, từng phải trải qua nhiều đau đớn khi điều trị vết thương bỏng tại Bệnh viện Quân đội 103, lương y Đào Viết Thoàn, 57 tuổi, tại xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đã sáng tạo ra bài thuốc có tên gọi mỡ sinh cơ để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bỏng. Bài thuốc đã điều trị cho 22.000 bệnh nhân trên khắp cả nước, tỉ lệ khỏi đạt 100%, không có ca tử vong hay tai biến…
Trong lần cùng đoàn từ thiện “Những người bạn Đất Cảng” đi Lào Cai, Hà Giang và Thái Nguyên trao quà cho học sinh và các Công an viên có hoàn cảnh khó khăn, tôi gặp một người phụ nữ có nụ cười thân thiện trên gương mặt phúc hậu.