Đề xuất thực hiện lương tối thiểu theo giờ từ 1/7, đây là điểm mới trong dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) lấy ý kiến để trình Chính phủ.
Từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh. Trong khi đó, hầu hết người lao động đều bị ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập. Rất nhiều ý kiến đã cho rằng, mức lương tối thiểu hiện nay không còn phù hợp khi vật giá leo thang, người lao động đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để đảm bảo điều kiện sống.
LTS: Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, với nhiều quy định thay đổi liên quan đến lương tối thiểu. Nhưng, có lẽ, Việt Nam cần những thay đổi mạnh hơn nữa về lương để có thể tạo ra một bước nhảy vọt thực sự.
Ngày 5/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã tiến hành phiên họp thứ hai để bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng 2021. Tuy nhiên, tại phiên họp này, các thành viên đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN), bên đại diện cho người lao động không tham gia bỏ phiếu do không đồng thuận với các đề xuất của Hội đồng tiền lương Quốc gia. Phiên họp thứ hai kết thúc với 9/13 thành viên hội đồng đồng thuận không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 năm nay, việc tăng lương tối thiểu vùng đang gặp không ít khó khăn do không chỉ người lao động, mà các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 1-1-2020, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được tăng lương tối thiểu từ 150.000-240.000 đồng.
Sau khi Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất được mức tăng 5,5% lương tối thiểu vùng 2020, Bộ LĐ- TB&XH xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tổ chức lấy ý kiến.
Dự kiến tháng 5 hoặc tháng 6 tới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức các Phiên đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020. Hiện Bộ LĐ- TBXH đang tiến hành khảo sát các doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành tại các vùng kinh tế trọng điểm để đánh giá chính sách tiền tương và đưa ra các kiến nghị về mức lương tối thiểu vùng 2020.
Sáng 13-12, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Cải cách chính sách tiền lương, kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Hội thảo nhằm giúp Ban soạn thảo Đề án cải cách tiền lương tiếp thu các ý kiến, kinh nghiệm để hoàn thiện Đề án, trình Trung ương thảo luận vào giữa năm 2018.
Nhóm nghiên cứu thuộc VFPR đã đưa ra những con số thể hiện thời gian qua, lương tối thiểu tăng liên tục, trong khi đó năng suất lao động lại rất thấp khiến cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm và là mối lo ngại của nền kinh tế Việt Nam.
Phương án tăng lương tối thiểu vùng đã được chốt với mức tăng 6,5%, tương đương mức tăng từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng mỗi vùng. So với phương án mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đưa ra, mức điều chỉnh này mới chỉ bằng một nửa. Không ít người lao động cho rằng, mức tăng này không tác động nhiều lắm đến đời sống của họ hiện nay.
Đúng 8h30 ngày 28-7, Phiên họp lần 2 của Hội đồng tiền lương Quốc gia được bắt đầu tại Hà Nội. Trao đổi với báo giới trước đó vài phút, quan điểm của Tổng LĐLĐ VN và Phòng Thương mại và Công nghiệp VN vẫn khá chênh nhau. Dự kiến, Phiên họp sẽ “nóng” với các đề xuất có sự khác biệt cao.
Phiên họp thứ 2 để bàn về việc tăng lương tối thiểu dự kiến sẽ được tổ chức đầu tháng 7 này. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều phiên họp ở những năm trước, sự “lệch pha” giữa các bên tiếp tục được thể hiện qua con số đề xuất.
Đời sống của công nhân lao động hiện còn rất khó khăn. Điều 91, Bộ luật Lao động đã quy định, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Giới chủ cho rằng, mức lương tối thiểu hiện nay đang tăng quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, bên đại diện cho người lao động lại cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu.
Sáng 16-6, tại Hà Nội, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2017 đã diễn ra với chủ đề "Tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới". Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự diễn đàn.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 323/LĐTBXH-LĐTL đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2017 để có căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018.
Theo các quy định mới của Chính phủ tại các Nghị định 153/2016/NĐ-CP, Nghị định 122/2015/NĐ-CP, Nghị định 47/2016/NĐ-CP, năm 2017 sẽ có 4 loại lương tối thiểu gồm: lương tối thiểu vùng; lương tối thiểu chung; lương tối thiểu đối với người giúp việc gia đình; lương tối thiểu ngành.
Năm ngoái, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho hay, với mức lương tối thiểu 1,15 triệu đồng thì lương và phụ cấp của bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng, còn lương của người tốt nghiệp đại học hết tập sự khoảng 3,58 triệu đồng/tháng.