Ngày 25/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối tượng Quách Thị Nương (SN 1981), trú tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 25/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối tượng Quách Thị Nương (SN 1981), trú tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sau khi cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện ngăn chặn, xử lý nhiều nhóm đối tượng lén chụp ảnh bệnh nhân đang nằm điều trị, gắn thêm thông tin giả mạo, thậm chí giả cả con dấu, chữ ký của lãnh đạo bệnh viện trên văn bản, giấy tờ rồi tung lên mạng xã hội kêu gọi ủng hộ từ thiện để trục lợi thì tình trạng này giảm hẳn.
Sự việc về một nạn nhân mất tiền tỷ vì tin thầy bói online tại Thanh Hóa mới bị lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa làm rõ tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho sự nhẹ dạ cả tin của người sử dụng mạng xã hội.
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Hưng Đông (SN 1977, ở quận 1, TP Hồ Chí Minh) và bị can Nguyễn Thị Thanh Nga (SN 1985, ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phối hợp làm ăn trên mạng, rồi đưa ra thông tin gian dối rằng đã vi phạm, phải chuyển tiền để không bị bắt giữ, Nguyễn Kim Ngọc và Nguyễn Hữu Duy đã lừa của chị T gần 4 tỷ đồng.
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn “chạy án” đang diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương khác trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế, thời gian qua, Công an tỉnh đã đấu tranh, triệt phá, bắt giữ một số đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn “chạy án”.
Nguyễn Văn Hoàn lợi dụng tư cách pháp nhân của Công ty Một thành viên Hoàng Kim Long để làm dịch vụ xin chủ trương đầu tư, các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cho thửa đất có diện tích trên 50.000 m2 tại ấp 4, xã Cửa Cạn, TP Phú Quốc, Kiên Giang và chiếm đoạt số tiền 5 tỷ đồng của nhiều cá nhân...
Chị Hiên ở TP Hồ Chí Minh mất 15 triệu đồng trong tích tắc, đây là số tiền lương chồng chị vừa chuyển khoản để đóng học cho con.
Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo tới người dân trước tình trạng mạo danh nhân viên Bảo hiểm Xã hội (BHXH) để lừa đảo nhưng nhiều người vẫn “sập bẫy”.
Gần đây, xuất hiện tình trạng đối tượng mạo danh là thủ quỹ, kế toán, người có nhu cầu xây nhà… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chủ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở Tây Ninh qua mạng. Đáng lưu ý, đối tượng đánh vào tâm lý hám lời trong kinh doanh khiến nạn nhân "sập bẫy".
Xuất khẩu lao động là nhu cầu chính đáng, cũng là ước mơ của nhiều người. Những năm gần đây, từ nông thôn tới thành thị, xuất ngoại trở thành làn sóng sôi động và nhộn nhịp. Nhiều công ty xuất khẩu lao động mọc ra, kéo theo đội ngũ môi giới đông đúc. Thật giả, trắng đen mập mờ, lấp liếm đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao động…
Với chiêu “bao đậu lý thuyết” khi thi bằng lái xe ô tô, cùng cái danh thầy dạy tại một trung tâm đào tạo lái xe, Trần Văn Trí đã thông báo tuyển sinh và thu số tiền hơn 200 triệu đồng của nhiều học viên tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sáng 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Đức Hứa, SN 1969, quê quán xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; trú tại khu phố 4, phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Nổ” mình là chủ doanh nghiệp, sở hữu nhiều nhà đẹp, ô tô sang và du thuyền, cần mua các thửa đất có giá trị cao để xây dựng nhà xưởng, làm khu du lịch, Giám đốc “dỏm” đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người.
Ngày 1/4, Công an tỉnh Bình Dương phát thông báo cảnh báo về phương thức, thủ đoạn mới của đối tượng lừa đảo mạo danh lãnh đạo tỉnh Bình Dương gọi điện cho nhiều người là lãnh đạo của các tỉnh, thành rồi dùng nhiều thủ đoạn và kịch bản khác nhau để lừa chiếm đoạt tiền.
Thời gian vừa qua, nắm được mong muốn của các bậc cha mẹ và nguyện vọng của học sinh, một số đối tượng không có chức năng tư vấn đi du học nhưng vẫn lập trang web giả, công ty “ma” rồi giới thiệu trên mạng xã hội nhằm lừa đảo tiền của nhiều người.
Bằng thủ đoạn khoe khoang và tự giới thiệu mình là “cán bộ nhà nước”, có quen biết với nhiều người có chức vụ, quyền hạn, làm việc tại các cơ quan Trung ương, địa phương, gã đã làm quen và quan hệ tình cảm thân thiết với nhiều phụ nữ. Sau khi chiếm được lòng tin, đối tượng mới thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Được cho mượn số tiền khá lớn để giải quyết khó khăn, nhưng sau khi tiêu xài hết, Tú đã làm sổ hồng giả để thế chấp, chiếm đoạt số tiền lớn của đồng nghiệp…
Nếu Sở Khanh của cách đây hơn 200 năm chỉ lừa mỗi nàng Kiều, thì Tống Anh San - gã đàn ông được mệnh danh là Sở Khanh thời 4.0 chắc chắn sẽ được ông tổ của nghề lừa gái gọi là sư phụ. Trong một thời gian ngắn, San lừa tới 9 người phụ nữ, mà người nào cũng tin tưởng trao trọn vẹn tấm chân tình lẫn tiền bạc cho gã.
Hằng năm, Công an các đơn vị, địa phương vẫn đều đặn tiếp nhận nhiều trường hợp là nạn nhân trong các đường dây, cá nhân đứng ra nhận tiền để lo công việc nhưng tiền mất, việc thì chẳng thấy đâu. Điều đáng nói, phương thức và thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực này dù tinh vi, có tổ chức song cách thức thì vẫn lối mòn, nhưng năm nào cũng có thêm những nạn nhân mới sập bẫy.