Cuộc xung đột tại Ukraine, bắt đầu từ năm 2022, không chỉ gây ra những biến động lớn trong khu vực mà còn làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu. Trong bối cảnh này, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trở thành một yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của chính trị quốc tế.
Từ ngày 22 đến 24/8/2023, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 15 diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Một trong những chủ đề được chờ đợi nhất của chương trình nghị sự hội nghị lần này là việc: Liệu các nước sáng lập của BRICS có đạt được sự nhất trí trong việc kết nạp thêm thành viên mới hay không?
Cuối tháng 7/2022, đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ukraine và Liên hợp quốc đã tổ chức lễ ký kết tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ các cảng Biển Đen. Văn kiện này mang tên Sáng kiến lương thực Biển Đen.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 19-1 tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với Israel trong một dự án đường ống dẫn khí đốt ở phía Đông Địa Trung Hải, đánh dấu mong muốn của Ankara trong việc nối lại quan hệ với Tel Aviv. Sự xích lại quan hệ hợp tác này phụ thuộc vào điều gì và đâu là ý đồ của Ankara đằng sau động thái này.
Chưa giải pháp toàn cầu nào về chống biến đổi khí hậu, cho đến lúc này, có triển vọng đạt hiệu quả cần thiết. Bởi lẽ, tất cả những giải pháp từng được đưa ra đều thiếu sự tham gia của một trong hai cường quốc kinh tế - hai quốc gia phát thải hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Và, trong cuộc chiến đấu không cân sức chống lại một địch thủ có sức hủy diệt ghê gớm như thiên nhiên, loài người bắt buộc phải lựa chọn: hy sinh lợi ích kinh tế hoặc mặc kệ sự tồn vong của chính mình?
Kể từ sau Thế chiến II, Châu Âu được cho là đã lơ là với khu vực châu Á bởi những lợi ích thuộc địa đã không còn. Nhưng, những lợi ích kinh tế thì lại đang ngày càng tăng lên. Năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và EU đạt 480 tỷ euro; năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU tại 10 quốc gia ASEAN đạt 337 tỷ euro - nhiều hơn bất kỳ nhà đầu tư nào khác. Từ 8-12% khối lượng thương mại của Anh, Pháp và Đức được vận chuyển qua Biển Đông.
Sau gần 2 năm Liên minh Châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng, tỉnh Cà Mau đã có những bước dài trong việc triển khai các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội tạo nền tảng kiện toàn ngành khai thác thủy sản của tỉnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif, người đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, đã bất ngờ tuyên bố từ chức hôm 25-2.
Trong bối cảnh xung đột thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn, để đảm bảo lợi ích kinh tế cũng như gia tăng ảnh hưởng trong các mối quan hệ quốc tế, EU đang có những bước đi tích cực, chủ động trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác ở khu vực châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngày 8-3 vừa qua, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác đã chính thức ký kết Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại thành phố Santiago, Chile.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 (APEC 2017) là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thúc đẩy phát triển lợi ích kinh tế. Đó là nhận định của Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) tại Hà Nội, ông Adam Sitkoff.
Loại hình du lịch miệt vườn ngày càng phát triển. Nhiều nông dân ở Cần Thơ đã nhạy bén, tham gia vào dịch vụ du lịch, tạo thêm dấu ấn đặc sắc trên bản đồ du lịch Tây Đô; mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Chiều 13-1, nhân dịp về thăm và chúc Tết tại một số địa phương của tỉnh Lào Cai, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Đoàn công tác đã tham dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh có đề nghị làm rõ một số nội dung về năng lực chủ đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội, công nghệ, thị trường tiêu thụ, vấn đề bảo vệ môi trường (tụt mực nước ngầm, sa mạc hóa, phòng chống siêu bãi, lụt, đổ thải lấn biển...), nếu không thì chưa đồng ý khởi động dự án này, Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) – chủ đầu tư dự án đã có văn bản làm rõ một số nội dung.
Làm một người dân thông thái bây giờ mới khó làm sao. Ra chợ, đến siêu thị, lựa chọn thực phẩm cho gia đình, không khác nào lạc giữa trùng vây. Ai cũng có nhu cầu được ăn thực phẩm sạch, và cố gắng thông thái đến mức cao nhất có thể để chọn thực phẩm sạch, nhưng rốt cuộc họ vẫn mang về nhà thực phẩm bẩn.
Vài năm qua, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đã “ưu tiên” đưa cây tiêu lên vị trí “đầu bảng” trong nhóm các loại cây để phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh diện tích cây hồ tiêu như hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, nguy cơ mất giá...
Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…