Ghi nhận tại xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương được triển khai thực hiện hiệu quả, với nhiều biện pháp phù hợp.
Ghi nhận tại xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương được triển khai thực hiện hiệu quả, với nhiều biện pháp phù hợp.
Những ngày này, không khí ở Trại giam Đại Bình, Bộ Công an (đóng quân ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng là 50 năm thành lập đơn vị.
Khi hoa đào, hoa mận trên các sườn đồi đua nhau nở rộ, cũng là lúc mọi người, mọi nhà chuẩn bị đón mùa xuân mới. Với những người từng lầm lỡ trở về địa phương thì đây là cái Tết vui và có ý nghĩa nhất, được quây quần, sum họp bên gia đình với niềm tin vào tương lai tươi sáng phía trước, khi được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Nằm nép mình bên phá Tam Giang, ở xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), có một số người với nhiều lý do khác nhau nên vướng vào lao lý và phải trả giá cho những lầm lỗi của mình. Để rồi sau đó, khi mãn hạn tù trở về tái hòa nhập cộng đồng, họ quyết tâm làm lại cuộc đời và trở thành những công dân tốt, những cộng tác viên đắc lực của lực lượng Công an xã. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu điển hình trong phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo ngay tại địa bàn nơi họ sinh sống.
Sau hơn một năm triển khai Quyết định số 22/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ "Về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù", Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân cho 356 người vay với số tiền 32 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn "trợ lực", "cứu cánh" cho những người lầm lỗi làm lại cuộc đời, góp phần đảm bảo ANTT, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Trong thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với các cấp, các đơn vị, địa phương ở Quảng Bình xây dựng nhiều nhiều mô hình bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù đang phát huy rất hiệu quả.
Tâm lý chung của không ít người sau khi chấp hành xong án phạt tù là mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp… nhiều người đã rời bỏ quê hương đến miền đất mới làm ăn, sinh sống, cắt đứt liên lạc với người thân, bạn bè.
Ngày 1/10, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù chính thức có hiệu lực. Theo đó, người từng lầm lỗi đã chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để làm ăn, ổn định cuộc sống, thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách nhân văn, nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta đối với người lầm lỗi, người đã có quá khứ phạm tội.
Mô hình “Chung tay, góp sức giúp đỡ người có quá khứ lầm lỗi vượt khó, hoàn lương” là một trong những mô hình điển hình được Công an phường Thanh Tuyền (TP Phủ Lý, Hà Nam) xây dựng, nhằm giúp những người có quá khứ lầm lỗi hoàn lương, tiếp thêm nghị lực giúp họ vươn lên sau những lầm lỡ.
Tiếng đàn, tiếng hát trầm bổng vọng ra từ hội trường phân trại số 1, trại giam Vĩnh Quang (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) níu chân khiến chúng tôi rẽ vào để lắng nghe. Giọng hát êm, sâu lắng “Cảm ơn bàn tay ân cần dìu dắt chúng tôi, cảm ơn tình thương đong đầy ấm áp sẻ chia, cảm ơn trái tim dịu dàng độ lượng. Xin cảm ơn thầy- người thầy dạy lương tri…” vang xa giữa trưa mùa đông như một lời tri ân của phạm nhân với các cán bộ đã giúp họ vượt qua lỗi lầm…
Níu kéo tình cảm bất thành, Nguyễn Lê Anh Cường đã tưới xăng lên người yêu rồi châm lửa đốt. Nạn nhân đã tử vong sau gần một tháng điều trị.
Vượt qua tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin về những quá khứ lỗi lầm để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống đã giúp không ít các trường hợp chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, trở thành những gương sáng trong lao động sản xuất tại địa phương.
Những ngày này, 39 phạm nhân được đề nghị đặc xá dịp 2-9 ở Trại giam Thanh Lâm (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được học tái hòa nhập cộng đồng, học kiến thức pháp luật và kiến thức xã hội. Họ được đưa từ các phân trại khác nhau về phân trại số 5 cạnh khu trung tâm chỉ huy của trại để tiện cho việc học tập. Khu hội trường rộng rãi dùng để tổ chức các hoạt động sinh hoạt, văn hóa, thể thao cho phạm nhân tạm thời được sử dụng làm nơi để các phạm nhân học tập, tìm hiểu kiến thức trước khi trở về nhà.
Ngày 3-6 tới, Quốc hội sẽ thảo luận Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam nhằm giúp các phạm nhân có cơ hội học nghề phù hợp, chuẩn bị điều kiện để khi ra trại có việc làm, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, hạn chế tái phạm. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trần Văn Thiện, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng về vấn đề này.
Từ một tử tù đứng trước ngưỡng cửa của sự sống và cái chết, giữa ranh giới của cái thiện – ác; sau gần 15 năm chấp hành án phạt tù nhờ cải tạo tốt và được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Bàn, Thôn 1, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã được đặc xá trở về địa phương làm lại cuộc đời, trở thành người có ích được bà con lối xóm tin tưởng và yêu mến.
Những ngày này, ở các trại giam trong cả nước, nhiều phạm nhân có tâm trạng phấn chấn hẳn lên. Nhiều người vui mừng vì được vào danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá sau thời gian cải tạo tốt...