#kinh tế toàn cầu

IMF đưa ra dự báo tăng trưởng
09:54 25/03/2025

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,3% trong năm 2025 và 2026, trong khi lạm phát giảm xuống 4,2% vào năm 2025 và 3,5% vào năm 2026. Xu hướng này tạo điều kiện để bình thường hóa chính sách tiền tệ và khôi phục ổn định kinh tế sau những gián đoạn gần đây. Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng rủi ro địa chính trị và biến động giá cả vẫn có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.

Tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh xuất khẩu
08:24 21/03/2025

Xuất khẩu (XK) đang có dấu hiệu chững lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và căng thẳng thương mại giữa các nước lớn. Để lấy lại đà tăng trưởng và đạt mục tiêu XK năm 2025 tăng từ 12-14%, các địa phương, bộ ngành đang đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và tận dụng cơ hội từ các FTA.

Kinh tế toàn cầu năm 2025: Ổn định trong khó khăn, cơ hội giữa thách thức
07:09 13/01/2025

Năm 2025 được dự báo là một năm kinh tế toàn cầu duy trì đà tăng trưởng ổn định, với những tín hiệu tích cực từ các chính sách kinh tế và sự phục hồi tại nhiều khu vực, dù vẫn còn không ít thách thức lớn. Các tổ chức quốc tế lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) đã đưa ra những đánh giá chi tiết về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm tới.

Cắt lát biến động kinh tế toàn cầu
09:24 25/11/2024

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về kinh tế toàn cầu, châu Á vẫn là lục địa có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất, với sự tái cân bằng rõ ràng giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á mới nổi khác. Tuy nhiên, nhìn chung châu Á không còn gia tăng tỷ trọng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu kể từ năm 2020.

Dự báo đồng USD dưới thời Trump 2.0
13:44 18/11/2024

Năm 1971, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connally đã nói với những người đồng cấp châu Âu rằng đồng USD là "đồng tiền của chúng tôi, nhưng là rắc rối của các bạn". Tuyên bố này của ông vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay bất chấp những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu.

ASEAN đón sóng trước sức hút của BRICS
10:56 25/09/2024

Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu liên tục gặp “sóng”, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), một tổ chức quốc tế bao gồm các nước thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia đang phát triển.

Bắt đầu một chu kỳ mới?
08:41 25/09/2024

Dường như có một niềm tin đang được lan tỏa rộng rãi đối với guồng máy kinh tế toàn cầu, rằng với quyết định giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 18/9, một chu kỳ mới với nhiều động lực tăng trưởng hơn đã được mở ra. Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ cụ thể hóa tâm lý lạc quan đó có lẽ vẫn phụ thuộc vào khá nhiều biến số.

BRICS ngừng mở rộng
08:58 12/08/2024

Tuyên bố được Tổng thống Nga Vladimir Putin - hiện giữ vai trò Chủ tịch luân phiên - đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 (dự định tháng 10/2024) với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển công bằng và an ninh trên toàn cầu”, sẽ được tổ chức tại Kazan, thủ đô nước Cộng hòa Tatarstan.

Hợp tác đa phương trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu
08:13 28/07/2024

Kể từ sau Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới hồi tháng 4/2024, kinh tế thế giới đã chứng kiến những diễn biến đáng chú ý, mặc dù những dự báo cho năm nay vẫn duy trì ở mức 3,2% và tăng nhẹ ở mức 3,3% cho năm sau.

Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới “cú hạ cánh mềm”
09:53 21/04/2024

Theo báo cáo triển vọng kinh tế được công bố ngày 16/4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 3,2%, so với 3,1% trước đó, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ và một số thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong báo cáo này, các chuyên gia IMF liệt kê một số rủi ro đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.

Có nên lạc quan về kinh tế toàn cầu 2024?
11:40 19/02/2024

Trước một thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc, các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức do vô số cú sốc thực tại mang lại. Từ những thay đổi địa chính trị đến những lo ngại cấp bách về biến đổi khí hậu và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, những thay đổi sâu sắc về cấu trúc đang diễn ra một cách rõ ràng.

Xung đột Israel-Hamas ảnh hưởng kinh tế toàn cầu
14:50 04/12/2023

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, nếu xung đột Israel-Hamas gia tăng có thể làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Nếu cho đến nay Israel là bên chịu thiệt hại năng nề nhất về kinh tế do chiến tranh thì Mỹ lại là bên được lợi nhất.

Châu Á khó đuổi kịp kinh tế toàn cầu
10:22 17/10/2023

Sau khi gặt hái được những lợi ích từ toàn cầu hóa và lãi suất cực thấp trong hơn một thập kỷ, các nền kinh tế châu Á giờ đây phải đối mặt với một thế giới rất khác. Hàng loạt cú sốc và đứt gẫy đã xảy ra trong những năm gần đây mà ít ai có thể lường trước.

Tiếng vọng từ nam bán cầu
11:26 26/09/2023

Như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SDG, diễn ra bên lề khóa họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78, nguy cơ đích thực mà thế giới đang đối mặt là "bỏ các mục tiêu SDG lại phía sau" chứ không chỉ để lại ai ở phía sau. Do đó, cần có những kế hoạch toàn cầu nhằm "giải cứu" những mục tiêu này.

Cuộc chiến chống lạm phát vẫn còn gian nan
08:42 28/06/2023

Nền kinh tế toàn cầu đã trụ vững một cách đáng ngạc nhiên trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn còn mong manh vì lạm phát cao dai dẳng đang đặt ra nhiều rủi ro...

G20 ứng phó thách thức kinh tế toàn cầu
08:42 23/02/2023

Các quan chức tài chính cấp cao của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại thành phố Bengaluru ở miền nam Ấn Độ trong tuần này để thảo luận biện pháp giải quyết hàng loạt thách thức đối với tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu.

Kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thử thách trong năm 2023
12:20 07/12/2022

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức khoảng 2% trong năm 2023, giảm đáng kể so với năm nay và thấp hơn nhiều với mức bình quân 3,3% của thập kỷ trước đại dịch. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, sản lượng kinh tế trên đầu người sẽ vẫn tăng nhẹ.

Hạn hán đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
11:49 03/10/2022

Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nước ngọt, vốn trở nên trầm trọng hơn bởi một đợt nắng nóng nghiêm trọng chưa từng có. Hạn hán đã trở thành điều kiện thảm khốc đối với các ngành công nghiệp ở Trung Quốc. Tình trạng hạn hán đáng báo động ở Trung Quốc là rủi ro kinh tế vĩ mô nghiêm trọng trên thế giới hiện nay, với tác động lớn tới triển vọng kinh tế toàn cầu.