Lần đầu tiên nhiều hình ảnh tài liệu lưu trữ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1954, trong đó có nhiều truyền đơn cách mạng do Cảnh binh Pháp thu được ở Hà Nội được trưng bày tại triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
Nhà báo Trần Kim Xuyến, đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Giám đốc Nha Thông tin (Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ngày nay) là nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng nước ta hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Sáng 24/3, Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền và UBND xã Phong Mỹ tổ chức trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế”.
Đại tá Đỗ Bá Bút - nguyên Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh sinh năm 1928, quê ở làng Đan Tảo, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trong cuộc đời 42 năm trong quân ngũ, ông đã tham gia ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, luôn có mặt ở những chiến trường ác liệt...
Trong hai kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các xã Hòa Tú (nay là Hòa Tú 1, Hòa Tú 2), Gia Hòa (nay là Gia Hòa 1, Gia Hòa 2), Ngọc Đông, Ngọc Tố của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là các xã cù lao, vùng căn cứ kháng chiến của Huyện ủy Mỹ Xuyên và Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Trong hai ngày 10 và 11-11, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Hải Dương (515) tổ chức cất bốc và truy điệu, an táng 14 hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng.
Ngày 10-10-1954, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và gian khổ, người dân Hà Nội đổ ra đường trong niềm hạnh phúc vỡ òa cùng những lá cờ Tổ quốc tươi thắm, vẫy chào đoàn quân giải phóng từ chiến khu Việt Bắc trở về.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, nhiều người hy sinh mà chưa được ghi danh. Và, để trả lại tên cho các liệt sỹ, để Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi công, đó là cả một hành trình dài.
Vào những ngày này, báo giới cả nước đang bước vào đợt kỷ niệm 94 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, 94 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như quá trình xây dựng, phát triển đất nước và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Mỗi phận đời, mỗi quốc gia, dân tộc dù ngắn hay dài đều có một lịch sử quá khứ với đầy đủ trạng thái: hào hùng sống động, thương xót bi ai... Dẫu là hậu thế hay người trong cuộc rọi tìm về quá khứ cũng phải bằng cái nhìn khách quan để đánh giá đúng hiện tượng sự vật, không được chủ quan thiên kiến để rồi “nhìn gà hóa cuốc”, bóp méo sự việc, gieo rắc nỗi hoài nghi...
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có tới vài trăm bài hát dành cho tuổi thơ, từ các em thiếu sinh quân trong những năm kháng chiến chống Pháp đến các cháu thiếu niên nhi đồng, mẫu giáo hôm nay. Những bài hát do ông sáng tác có một sức hút mạnh mẽ, với ca từ và giai điệu trong sáng, giản dị tự nhiên, lan tỏa. Những ca khúc đó trải qua năm tháng vẫn nguyên vẹn với nét đẹp của âm nhạc gắn với bao thế hệ thiếu nhi.
Ngày 31-3, Công an TP Hà Nội đã tổ chức Lễ mừng công, đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Dự buổi Lễ có đại diện lãnh đạo Công an TP Hà Nội; hơn 70 cán bộ, chiến sỹ là nhân chứng lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp; cùng đại diện các thế hệ trẻ Công an Thủ đô...
Người mẹ ấy một mình mang nặng đẻ đau, nuôi dạy khôn lớn trong môi trường đầy rẫy thói hư tật xấu nơi vùng địch chiếm cả 7 người con với sự dè bỉu cười chê của xóm giềng, họ hàng: “không chồng mà chửa” - mưu kế tự bày cho chồng đi thoát ly mà vẫn bảo vệ được gia đình con cái.
Thật đặc biệt khi có một dòng sông, một con đường cùng mang tên liệt sĩ Nguyễn Văn Phùng (bí danh Phạm Khắc), nhắc nhớ mãi về công trạng của người con đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Tối 19/5, Lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947-20/5/2017) và kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017) được tổ chức tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần làm nên những chiến thắng oai hùng, vang dội trong lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
Nghe tôi tâm sự có một người quen ở thị xã, anh Tư Chiến, Trưởng Công an thị xã cử cán bộ đưa tôi tới ngay đường Trương Vĩnh Ký. Quả là một cuộc hội ngộ không ngờ đối với tôi và cả gia đình thầy Tám...
Chúng tôi hòa vào không khí sôi nổi hướng lên chiến khu cùng rất nhiều gia đình khác. Khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi” xuất hiện ở khắp các đường làng ngõ xóm...
Khoảng 200 hình ảnh, tài liệu và hiện vật về Hà Nội giai đoạn kháng chiến chống Pháp sẽ được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm “Sống mãi với Thủ đô”.
Ông Nguyễn Xuân Vinh, sinh năm 1920, tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Vốn xuất thân trong một gia đình nhà nho, được học tiếng Pháp từ nhỏ nên từ năm 16 tuổi, ông đã vào làm cho cơ quan đường sắt của Pháp, tuyến Hoàng Mai - Quảng Bình.