Hầu đồng là một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và đặc biệt chỉ có mặt duy nhất ở Việt Nam. Các điệu múa trong hầu đồng là bảo tàng sống bảo tồn các loại múa cổ truyền của người Việt.
Thành thấy hồn vía đi đâu hết, trên thân xác của Thành chỉ còn hồn vía của các vị Thánh Mẫu nhập vào. Thành vung kiếm, phất cờ trên đỉnh Dược Sơn. Thành múa mồi trên đồi Cao Sơn, trên núi Bạch Mã. Thành dạo chơi trên chợ Bờ, thác Bờ, đền Bờ. Thành cưỡi ngựa trên sơn lâm, thượng ngàn. Thành chèo thuyền trên sông Lục Đầu sáu dải lưng xanh.
“Đầu năm đi lễ, cuối năm trả lễ”, càng về cuối năm, các cửa hàng vàng mã càng tấp nập. Ngựa, xe ô tô, xe máy, xe đạp, nhà lầu, vi la biệt thự, nón, quần áo, mắt kính... được chở đi hàng xe tải. Tại các nơi hóa vàng ở không gian tín ngưỡng tâm linh, bừng bừng lửa cháy.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hay tín ngưỡng thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ”, trong đó có nghi lễ hát văn, hầu đồng hiện nay được tôn thờ nhiều trong dân gian tạo nên một bức tranh hết sức đa dạng và phong phú của đời sống văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam.
Cách nay gần một thế kỷ, nhà thơ trào phúng Tú Xương đã có bài thơ "Lên đồng" đầy sự mỉa mai thế này: "Khen ai khéo vẽ sự lên đồng/ Một lúc lên ngay sáu bảy ông/ Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ/ Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng/ Cô giương tay ấn, tan tành núi/ Cậu chỉ ngọn cờ cạn dốc sông/ Đồng giỏi sao đồng không giúp nước?/ Hay là đồng sợ súng thần công?".
Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp, do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc tại các thủ phủ của giới hầu đồng như đều vắng hẳn những buổi hầu đồng.
Tại Festival Nghệ thuật dân gian Việt Nam, lần đầu tiên, du khách được thưởng thức nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc diễn ra ngay trên đường phố như hầu đồng, múa bóng rỗi, hát then, hát quan họ, hát bài chòi, múa Xuân Phả....
Người ra hầu đồng có đủ các lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Làm thế nào để nét đẹp văn hoá trong tâm linh tín ngưỡng của người Việt không bị biến tướng thành mê tín dị đoan hay lãng phí là điều thực sự đáng bàn.
Hầu đồng là một nghi lễ mang tính linh thiêng, chỉ diễn ra ở những điểm thờ tự tôn nghiêm và những di tích tâm linh, còn ở ngoài không gian ấy ít nhiều sẽ bị biến tướng và bị lợi dụng…
Trong những ngày này, như một kẻ vô công rỗi nghề, y vẫn cắm cúi cùng trang sách. Mặc kệ ngoài kia nắng vàng, gió rét nhè nhẹ, nhịp sống đang rạo rực từng giờ, từng ngày.
Rối nước, chèo, xẩm, thậm chí cả hầu đồng đang trở thành những sản phẩm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Đó là cách bảo tồn và đưa văn hóa Việt đến gần hơn với công chúng.
Nổi tiếng là ''phù thủy'' của sân khấu, đạo diễn Việt Tú rẽ ngang làm "Tứ phủ"lấy chất liệu từ Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. cú rẽ đó đã mang đến cho khán giả một sân khấu hầu đồng lung linh huyền ảo, trả về những giá trị trong sáng, sơ khởi nhất của Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Và không dừng ở đó, Việt Tú còn mang "Tứ phủ" ra nước ngoài.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc nói chung và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng là một vấn đề khó và lâu dài, nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện lý thuyết thể loại, văn bản pháp qui và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Làm thế nào để việc hầu đồng được thực hành đúng với bản chất và ý nghĩa tốt đẹp của nó, để không bị biến tướng và trục lợi thì lại là một bài toán không hề dễ dàng.
Mới đây "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tam - tứ phủ, hạt nhân là hầu đồng, một nghi thức văn hóa không thể thiếu đối với tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tối 1-12 theo giờ Việt Nam, một sự kiện văn hóa đã diễn ra tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ở Ethiopia: di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.