Ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, Việt Nam là quốc gia nằm trong tốp đầu của khu vực ASEAN được doanh nghiệp (DN) Nhật Bản lựa chọn đầu tư trong thời gian tới. Hiện số lượng DN thành viên của JETRO tại Việt Nam đã lên đến 2.000 DN, trong khi đó những năm 1990 chỉ có 100 DN.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao (CNC) và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, đã cấp giấy chứng nhận cho Công ty TNHH Fujikin International (Nhật Bản) thực hiện dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu, sản xuất tại Khu CNC Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm nhất đến: Vấn đề thuế, hải quan, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giao thông, quản lý cư trú cho người nước ngoài, quản lý người lao động, các quy định cách ly cho các chuyên gia, thân nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam trong điều kiện dịch COVID-19 và các chính sách khác có liên quan.
Chiều 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc, tọa đàm với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 biến động không ngừng cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn ra, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy Việt Nam là một điểm đến mới hấp dẫn và ổn định hơn để thành lập công ty mới cũng như di dời các doanh nghiệp hiện tại khỏi Trung Quốc.
Sáng ngày 16-11 tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam và Công ty Total Security Nhật Bản phối hợp tổ chức Hội thảo và Giao lưu Golf kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản.
Chiều 15-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc tiếp ông Tatsuo Yasunaga, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Mitsui và ông Seiji Kuraishi, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Honda Motor (Nhật Bản).
Ngày 18-12, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại TP HCM tổ chức “Hội nghị Bàn tròn DN Nhật Bản 2018” giữa chính quyền TP HCM và cộng đồng DN Nhật Bản tại TP HCM.
Tiếp tục các hoạt động bên lề Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10-10, tại Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Toạ đàm với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao; tiếp Chủ tịch Ngân hàng MUFJ và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Mitsubishi.
Sáng 20-5 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đang ở thăm Việt Nam.
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố, Báo cáo Điều tra thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam 2015 cho thấy, một tỷ lệ khá lớn các DN Nhật Bản cho rằng, Việt Nam vẫn nằm trong số những quốc gia có nhiều hạng mục được cho là có nhiều rủi ro cao khi đầu tư và tỷ lệ này đều tăng ở hầu hết các đánh giá trong các hạng mục.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tại cuộc đối thoại giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) diễn ra ngày 2/11 tại Hà Nội.
Nhân dịp Hội nghị Cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ 7, chiều 3/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước tiểu vùng Mê Công và đại diện khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự Diễn đàn kinh tế 5 nước tiểu vùng Mê Công. >> Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản muốn đầu tư tại Việt Nam
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài tính đến 20/6/2015 Việt Nam đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 18.529 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 257,8 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư thứ 2 sau Hàn Quốc.
Liên quan đến vấn đề chi phí ngoài quy định trong quá trình làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết vẫn còn có những phản ánh về vấn đề này từ các hội viên. Do đó, Hiệp hội mong muốn Hải quan Việt Nam công khai, minh bạch các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải nộp trong quá trình làm thủ tục.
Xuất khẩu lao động tiếp tục là "cứu cánh" cho nhiều lao động Việt Nam khi thị trường lao động trong nước đang chững lại. Tổng hợp từ các doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho thấy trong 10 tháng đầu năm, đã đưa 91.143 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, vượt 4,76% so với kế hoạch năm 2014 và bằng 129,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó Nhật Bản đang nổi lên là thị trường có sức hút mạnh, trong những tháng gần đây liên tục tăng số lượng tuyển dụng thực tập sinh (TTS) đến từ Việt Nam.