Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện.
Ngày 21/11, lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, bệnh sởi trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng phức tạp, đã ghi nhận số ca mắc bệnh sởi liên tục tăng cao trong những ngày qua…
Dịch sởi đã bùng phát và lan mạnh ra 56 tỉnh, thành phố với 2.942 trường hợp mắc sởi dương tính, Bộ trưởng Bộ Y tế phải ban hành Chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi.
Được phát hiện vào năm 1757 nhưng mãi đến năm 1963, Y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này. Mới chỉ 2 tháng đầu năm 2019, đã có 43 tỉnh thành ở Việt Nam phát hiện bệnh nhân nhiễm sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa.
Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ ngày 11 đến 17-2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 78 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm 2019 đến nay lên 192 ca. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2018mới ghi nhận 22 ca mắc sởi.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời gian gần đây việc báo chí, truyền thông truyền tải thông tin chưa đúng cách đã phần nào khiến cho người dân hoang mang, lo lắng về các dịch bệnh như tay chân miệng, sởi.
Trước sự gia tăng của dịch tay – chân – miệng (TCM), dịch sởi và sốt xuất huyết, chiều 9-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp báo về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch thời gian tới.
Đang xuất hiện nhiều người mắc bệnh sởi ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Yên Bái và đã có nhiều người phải nhập viện. Vì thế, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phòng chống dịch sởi.
Dự báo tình hình dịch sởi và ho gà có thể diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội trong mùa đông xuân 2017-2018. Đây là lưu ý của ông Hoàng Đức Hạnh -Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh sáng 4-1.
Những tuần qua, dịch sởi đang gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, đáng lưu ý là có tới 50% số ca mắc bệnh ở Hà Nội và đã có một ca tử vong. Do địa bàn phân bố bệnh ở rải rác nên các chuyên gia lưu ý việc phòng chống dịch càng phải đặc biệt lưu ý, trong đó, việc tiêm phòng là hết sức quan trọng.
Ngay sau khi dịch sởi diễn biến phức tạp đầu năm 2014, từ cuối tháng 9/2014 đến nay, lần đầu tiên, ngành y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi-rubella miễn phí cho trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi với qui mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm không lặp lại những hậu quả như từng có.
Việt Nam vừa được Tổ chức Y tế Thế giới thông báo đã vượt qua được đánh giá công nhận các chức năng NRA (hệ thống quản lý quốc gia về vaccine) với kết quả rất xuất sắc, khi tất cả các chức năng đều đạt trên 90%, trong đó có 3 chức năng đạt 100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%, đã cho thấy chất lượng vaccine của Việt Nam đã thực sự hội nhập bằng tiêu chuẩn quốc tế.
Trong dịch sởi năm 2014, cái tên của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai), đã được nhắc đến như một điển hình về “lương y như từ mẫu”, khi ông đã nỗ lực ngày đêm cứu sống nhiều em nhỏ.
Ngày 14/2, Bộ Y tế cho biết đã có công điện gửi UBND TP Hà Nội thông báo về việc địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều trường hợp mắc sởi, do không được tiêm phòng. Vì thế, Bộ Y tế đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế chỉ đạo tốt việc tiêm vaccin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ, để đảm bảo các trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên đều được tiêm phòng sởi, tránh bị tiêm vaccin muộn.