Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị buộc tội liên quan đến âm mưu đảo chính nhằm lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2022, Reuters đưa tin.
Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị buộc tội liên quan đến âm mưu đảo chính nhằm lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2022, Reuters đưa tin.
Phó Tổng thống Philippines Sara Duterte ngày 27/11 đã cáo buộc Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tìm cách cách chức bà, sau khi cảnh sát quốc gia đệ đơn khiếu nại chính thức cáo buộc bà về tội tấn công và ép buộc.
Bolivia vừa chứng kiến một cuộc đảo chính bất thành của Tổng tư lệnh quân đội nước này. Đối diện đoàn xe bọc thép, lời tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Bolivia Luis Arce đã giúp đẩy lùi âm mưu đảo chính, đồng thời nhận được sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng quốc tế trong một nỗ lực bảo vệ nền dân chủ tại quốc gia này sau nhiều biến động.
2023 là một năm đầy biến cố với hai cuộc xung đột gây tác động toàn cầu, nhiều cuộc đảo chính khu vực, trong khi nền kinh tế thế giới trì trệ, ảm đạm. Mặc dù, căng thẳng Mỹ-Trung có vẻ giảm nhiệt, nhưng mối quan hệ Mỹ-Nga ngày càng căng thẳng, cùng với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, những diễn biến năm tới sẽ rất khó đoán định.
Đất nước Sierra Leone nhỏ bé mới đây đã chứng kiến vụ tấn công bất ngờ vào các doanh trại quân đội và nhà tù lớn, dẫn đến lệnh giới nghiêm trong vòng 24 tiếng, mặc dù tình hình đã được ổn định, giới quan sát vẫn hết sức thận trọng bởi vụ việc xảy ra ở khu vực từng chứng kiến “liên hoàn đảo chính” trong vài năm qua.
Ở châu Phi, các chính phủ đang sụp đổ như quân domino. Kể từ năm 2020, quân đội đã tổ chức thành công các cuộc đảo chính ở 7 quốc gia trên lục địa, trong đó có 2 lần ở Mali và Burkina Faso. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mô tả các sự kiện này là một “đại dịch đảo chính” - ông đã nói điều này từ trước cả thời điểm diễn ra 2 cuộc đảo chính gần đây nhất.
Hàng nghìn người ở thủ đô Niamey của Niger đã đổ xuống đường ăn mừng sau thông báo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 24/9 về việc triệu hồi đại sứ và chấm dứt hiện diện quân sự tại Niger sau sự kiện đảo chính tại quốc gia châu Phi này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 24/9 tuyên bố nước này sẽ chấm dứt sự hiện diện quân sự cũng như phái đoàn ngoại giao ở Niger sau cuộc đảo chính lật đổ tổng thống ở đất nước châu Phi này.
Người dân thành phố Derna của Libya đang trong những ngày tuyệt vọng tìm kiếm người thân mất tích trong khi các nhân viên cứu hộ kêu gọi thêm túi đựng thi thể sau trận lũ lụt thảm khốc khiến hàng nghìn người thiệt mạng và cuốn trôi nhiều người ra biển.
Thời gian gần đây, lãnh đạo quân sự tại một loạt quốc gia Tây và Trung Phi tận dụng sự bất mãn của người dân với chính quyền dân sự trong bối cảnh tình hình an ninh, kinh tế tuột dốc để tiến hành đảo chính. Cộng đồng quốc tế đến nay chưa tìm được cách tiếp cận thống nhất để ngăn ngừa làn sóng nguy hiểm đó lan rộng.
Châu Phi lại hứng thêm một cuộc đảo chính do quân đội tiến hành. Đó là cuộc đảo chính quân sự ngày 30/8/2023 tại Gabon ngay sau khi có kết quả bầu cử tổng thống; theo đó Tổng thống đương nhiệm Ali Bongo Ondimba tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp. Đâu là nguyên nhân khiến châu Phi diễn ra nhiều cuộc đảo chính như vậy?
Trong khi cuộc khủng hoảng tại Niger chưa hạ nhiệt, châu Phi tiếp tục chứng kiến một cuộc đảo chính khác tại Gabon, khi một nhóm quân nhân nổi dậy ngày 30/8 tuyên bố không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại nước này.
Tổng thống bị phế truất của Gabon, Ali Bongo Ondimba ngày 30/8 đã kêu gọi sự giúp đỡ, vài giờ sau khi ông bị các thành viên đội cận vệ Tổng thống quản thúc tại gia.
Một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao tại Gabon đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia của nước này, tuyên bố lên nắm quyền vì cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối tuần qua không đáng tin cậy.
Mới đây, cuộc hội đàm đầu tiên tại Thủ đô Niamey (Niger) giữa phái đoàn Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân sự Niger, đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Từ ngày 6/8, chính quyền quân sự lâm thời Niger tuyên bố: Không phận quốc gia này đã bị đóng, cho đến khi có thông báo mới. Và, ngoài kia, theo nhiều nguồn tin, đã có những toan tính can thiệp quân sự vào đất nước Tây Phi này được lên kế hoạch.
Liên quan đến việc binh biến tại Niger, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thông báo sẽ họp thượng đỉnh về tình hình Niger trong tuần này, gần một ngày sau khi hết hạn chót tối hậu thư mà khối đưa ra.
Niger đã đóng cửa không phận từ ngày 6/8 (giờ địa phương) cho đến khi có thông báo mới, với lý do mối đe dọa can thiệp quân sự từ các nước khu vực Tây Phi sau khi các nhà lãnh đạo quân sự từ chối phục chức cho tổng thống bị lật đổ tại nước này.
Âm mưu đảo chính đã làm nổi bật những rạn nứt sâu sắc trong nội bộ Niger và thể hiện thái độ của quân đội đối với nền dân chủ. Lực lượng đảo chính đang quy trách nhiệm cho tình trạng mất an ninh đang gia tăng và trì trệ kinh tế. Họ tuyên bố, để tránh sự sụp đổ hoàn toàn của đất nước, sự can thiệp là cần thiết.
Cuộc đảo chính quân sự ở Niger cuối tuần qua có nguy cơ phá vỡ toàn bộ chiến lược của Mỹ trong việc chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan đang bành trướng khắp Tây Phi.
Giấy phép hoạt động báo chí số 08/GP-BTTTT, cấp ngày: 05/01/2021 của Bộ thông tin & Truyền thông
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải
Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Thượng tá Phan Đăng Trường
Trụ sở Tòa soạn: Số 2A Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8222157 (máy lẻ 701).
Hotline: 0971.011944 - Email: candonline@gmail.com
Phát hành: 0944.634669
Quảng cáo: 0985.696305
Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh:
Số 6, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3
0283.8241917
Văn phòng Thường trú tại Đà Nẵng:
Số 56 Lý Tự Trọng, Q.Hải Châu.
0236.3886594
Văn phòng Thường trú tại ĐBSCL:
Số 111 Trần Văn Hoài, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
0292.6250660
Văn phòng Thường trú Hải Phòng:
Số 16 Lê Đại Hành, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
0912.113521
Văn phòng Thường trú tại Tây Nguyên:
Số 61 Lê Thánh Tông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
0934.738664