Còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, trên cánh đồng đào Nhật Tân, bà con nông dân đang tất bật chăm bón để kịp đón vụ Tết. Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã ảnh hưởng nặng nề tới người trồng đào Nhật Tân khi có tới một nửa sản lượng đào bị chết, gãy, dập cành, cụt ngọn do bão. Nhiều gia đình mất trắng hàng tỷ đồng và chưa biết Tết này thu lại được bao nhiêu.
11h trưa ngày 19/9, dù đã sang thu nhưng nắng vẫn gay gắt, bức bối cộng thêm việc chốc chốc người dân lại châm lửa đốt những gốc quất, gốc đào khô, khiến không khí vườn quất, vườn đào ở các khu vực Tứ Liên, Phú Thượng và Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội thêm phần ngột ngạt.
Dự báo thời tiết năm nay thuận lợi cho đào, quất đón Tết. Theo các nhà vườn, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) sẽ nở đúng Tết, giá không tăng so với năm ngoái, chỉ một số cây đào, quất cao cấp tăng nhẹ khoảng 5-10%.
Chỉ còn hơn tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhưng những nhà vườn quất Tứ Liên, đào Nhật Tân tại Hà Nội đã tất bật chăm sóc, cắt tỉa những công đoạn cuối cùng để sẵn sàng “bung hàng” phục vụ thị trường Tết...
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời điểm này, hầu hết các vườn đào tại vựa đào Nhật Tân, Hà Nội đã được tuốt lá, vun nụ. Những cây đào thế thân to, nhiều nụ đã được bứng lên chậu chờ khách hàng đến lựa chọn mua hay thuê.
Nếu như hàng trăm gốc đào trên cánh đồng Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang chết khô thì đào Nhật Tân (Tây Hồ) đến thời điểm này phát triển khá thuận lợi chờ Tết...
Còn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng đã có nhiều chủ vườn bận rộn vận chuyển cây bưởi, cây đào xuống phố để bày bán phục vụ khách hàng dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2020 đang đến cận kề.
Những ngày cận tết, sắc đào ngập tràn khắp phố phường, người dân dễ dàng mua ở các chợ cây Tết. Thế nhưng, nhiều người lại thích đến tận vườn đào Nhật Tân để chọn lựa, tìm mua những cành đào ưng ý nhất, không khí mua bán diễn ra tấp nập hơn bao giờ hết.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến rất gần, đây cũng chính là thời điểm sôi động nhất của làng đào Nhật Tân. Tại các vườn lớn nhỏ, chủ vườn và thương lái đã tấp nập vào đợt cao điểm buôn bán cuối năm.
Với đặc trưng nở đẹp nhất vào rằm Tháng Giêng nhưng để kịp bán Tết, đào thất thốn (tiến vua) được các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) chăm sóc kỳ công trong các phòng kín được lắp điều hòa.
Đợt rét đậm đầu tiên đã xuất hiện không tạo thành bất lợi cho đào Nhật Tân (Hà Nội) nở vào Tết, bởi theo người trồng đào thì năm nay thời tiết khá ủng hộ cho người nông dân.
"Người ta vẫn bảo đào xứ Bắc không thể ra hoa ở miền Trung nắng nóng. Nhưng vườn đào hơn trăm gốc của tôi năm nào cũng ra hoa vào đúng ngày Tết. Mà cũng lạ, ở đây chẳng ai trồng được, dù tôi đã hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cho họ", anh Phạm Văn Tạo (46 tuổi, ở thôn Bỉnh Đức, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) - người trồng được đào Nhật Tân duy nhất ở Bình Định hào hứng khoe.
Còn hơn nửa tháng nữa tới Tết Nguyên đán nhưng cả cánh đồng đào Nhật Tân đã bung hoa đỏ rực. Dù năm nay người trồng đào đã tuốt lá muộn hơn từ 5 đến 7 ngày, nhưng vẫn không thắng được với thời tiết. Người trồng đào Nhật Tân cho biết, trong lịch sử trồng đào của họ chưa năm nào lại thất bại như vậy.
Còn một tháng nữa là đến Tết Âm lịch, đón mừng năm mới, năm Đinh Dậu. Nhưng năm nay là một năm buồn bã và gần như thê thảm nhất của người dân trồng mai ở dải đất Bình Định miền Trung, và người trồng đào với quất ở miền Bắc. Nói như người dân trồng đào ở Nhật Tân, trồng quất ở Tứ Liên Hà Nội: “Người muốn nhưng trời không cho, thiên nhiên không ưu đãi thì đành phải chịu. Ai chống được ông trời?”.
Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng vào thời điểm này, trên những con phố Hà Nội hoa đào đã rực rỡ khoe sắc báo hiệu một mùa xuân mới sắp đến.
Cả cánh đồng đào Nhật Tân đang trong giai đoạn cuối cùng là tuốt lá để vào vụ Tết. Rút kinh nghiệm “đào non” năm ngoái khiến nhiều người trồng đào mất tiền tỷ, năm nay người trồng đào tuốt lá sớm hơn 5 đến 7 ngày để có những cây đào đẹp nhất nở vào đúng Tết. Người trồng quất ở Tứ Liên, Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng đang ra sức chăm bón, ngóng chờ thời tiết để có một vụ Tết thắng lợi.
Nếu như trước Tết Nguyên đán, một cành đào to đẹp có thể bán với giá 300.000 đồng thì sau Tết, cành đào tương tự như thế chỉ bán được 10.000 đến 20.000 đồng. Với giá bèo, nhiều người dân đổ xô mua về trang trí trong nhà và đi lễ chùa.