Sau 2 lần bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May và cũng phản đối khả năng “ly hôn” không thỏa thuận, Hạ viện Anh đã lựa chọn lùi thời điểm Brexit, thời gian được cho là để nội bộ nước Anh có thể tìm kiếm thêm sự đồng thuận cho sự ra đi gây nhiều tranh cãi này.
Nghị Viện Anh hôm 12-3 đã bỏ phiếu bác bỏ lần 2 kế hoạch nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu của Thủ tướng Theresa May. Ngày 13-3, cơ quan này lại bỏ phiếu phản đối việc rời EU trong bất cứ trường hợp nào nếu không có thỏa thuận. Một kịch bản khả thi cho Brexit giờ đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết.
Chưa bao giờ nước Anh rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” như lúc này. Người chèo lái con thuyền, Thủ tướng Theresa May từ lúc tuyên bố “thà không có thỏa thuận còn hơn là một thỏa thuận tồi”, nay đã phải thay đổi quan điểm khi quyết định để Hạ viện lựa chọn cách thức Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit).
Tờ The Sun của Anh ngày 21-2 đưa tin, một số bộ trưởng nước này đã cảnh báo với Thủ tướng Theresa May rằng, bà phải nhất trí trì hoãn việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, nếu không đạt được thỏa thuận với EU, hay sẽ phải đối mặt với một cuộc “nổi loạn” tại Quốc hội vào tuần tới.
Khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, không có thỏa thuận đang ngày càng hiện hữu khi thời hạn chót 29-3 để “xứ sở sương mù” rời khỏi “ngôi nhà chung” chỉ còn hơn một tháng nữa. Cùng với nỗi lo Brexit không có thỏa thuận, một vấn đề gây quan ngại nữa là nước Anh đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết.
Với 325 phiếu thuận và 306 phiếu chống, các nghị sĩ Anh đã thể hiện sự tín nhiệm với chính phủ, chỉ 24 giờ sau khi Quốc hội Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit do bà May đề xuất. Vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chênh lệnh sít sao, song đối với bà May, đó vẫn là cơ hội quan trọng để kéo dài thời gian tìm kiếm một giải pháp cứu nguy Brexit trong trạng thái cả hai bên đều được cho là đang đi những nước cờ liều lĩnh và mạo hiểm.
Thời hạn chót để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit - ngày 29-3, đang cận kề. Dù đã làm đủ mọi cách, đẩy lùi cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh đáng lẽ diễn ra vào ngày 12-12-2018 vừa qua, thuyết phục các nhà lãnh đạo EU, thậm chí cả các nghị sĩ tại Hạ viện để hạn chế mức độ phản đối khi đem ra bỏ phiếu, song điều tốt lành dường như vẫn chưa xảy ra với Thủ tướng Theresa May.
Thái độ của người dân nước Anh trước câu chuyện Brexit đang khiến dư luận quốc tế ngạc nhiên. Cách đây hơn 2 năm, họ một mực bỏ phiếu đòi ra khỏi Liên minh châu Âu nhưng nay, khi Brexit bước vào giai đoạn quyết định thì dư luận Anh lại quay ngoắt 180 độ.
Đồng bảng Anh mất giá ngay sau khi có tin Thủ tướng Anh Theresa May thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy giành 200 phiếu trên tổng số 317 phiếu tín nhiệm nhưng việc 117 nghị sĩ bỏ phiếu bất tín nhiệm là “đòn” giáng vào uy tín chính trị của Thủ tướng Anh vốn đang loay hoay để cân bằng các điều kiện để cuộc “ly dị” với Liên minh châu Âu (EU) êm thấm. Khoảng tối và cảnh báo lạnh người đang lộ ra.
Sau thời gian dài đàm phán khó khăn, Liên minh châu Âu (EU) và Anh hôm 14-11 (giờ địa phương) đã đạt được một dự thảo thỏa thuận về các điều khoản cho việc Anh rời khỏi EU (Brexit). Dự thảo thỏa thuận này cũng đã vượt qua cửa ải Chính phủ Anh, sau cuộc chiến marathon trong cuộc họp nội các diễn ra sau đó cùng ngày.
Chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh chính thức rời “mái nhà chung” châu Âu, hay còn gọi là Brexit, nhưng nguy cơ về một Brexit “không thỏa thuận” hiện đang lớn hơn bao giờ hết do những vướng mắc về biên giới Ireland.
Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục đối mặt với thách thức quyền lực do sự phản đối từ chính nội bộ đảng cầm quyền đối với kế hoạch Brexit của bà ngày càng gay gắt và sự ủng hộ đối với việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về tư cách thành viên EU của Anh ngày càng lớn.
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức Liên minh châu Âu (EU) tại Salzburg, Áo, hôm 22-9 vừa qua vốn được trông chờ sẽ tạo ra bước đột phá về thỏa thuận Brexit (Anh rời khỏi EU), đã diễn ra trong rối loạn. Cuộc khẩu chiến giữa các nhà lãnh đạo EU với Thủ tướng Anh Theresa May đã khiến nỗ lực đàm phán hai bên kéo dài suốt hơn một năm qua gần như trở về “vạch xuất phát”.
Chỉ trong vòng vài giờ, 2 quan chức cấp cao của Anh từ chức để phản đối kế hoạch Brexit mềm của Thủ tướng Theresa May. Sự xáo trộn bất ngờ và dồn dập đến mức khiến giới phân tích đã tính đến kịch bản ra đi của người đứng đầu chính phủ.
Trước cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, những người ủng hộ Brexit mường tượng viễn cảnh một nước Anh hùng mạnh cả ở vị thế chính trị lẫn sức mạnh về kinh tế cũng như độc lập hơn với EU trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế không như nhiều người vẫn nghĩ. Nước Anh hiện đối mặt với muôn vàn khó khăn, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để giữ chân các nhà đầu tư.
Ngày 14-12, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại Brussels (Bỉ), với chương trình nghị sự xoay quanh nhiều chủ đề “nóng”, từ vấn đề nhập cư cho tới gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga hay công bố một dự thảo về Hiệp ước Brexit vào đầu năm 2018.
Trong 2 ngày 19 và 20 tháng 10, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ để tập trung thảo luận các chủ đề cấp bách nhất hiện nay.