Đầu năm 2024, một nữ sinh lớp 6 có tên là Lò Thị Tuyết, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tìa Dình, xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) muốn xin nghỉ học bởi hoàn cảnh gia đình em trai còn nhỏ, chị gái đang học cuối cấp và bà đã quá già yếu (cha mẹ các em đã bỏ đi). Không đành lòng trước số phận ấy, thầy hiệu trưởng Khương Cao Quyền cùng các giáo viên đã quyết định đón Tuyết và em trai xuống trường nuôi ăn học.
Trên mỗi cung đường, tại những điểm chốt của lực lượng CSGT, không chỉ là hình ảnh xử phạt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông mà còn có nhiều câu chuyện cảm động được chia sẻ. Đó là những cán bộ, chiến sĩ trong trang phục sắc nắng tặng nước uống cho những người rời quê sau Tết, giúp đỡ người nhỡ độ đường, tham gia chữa đám cháy trên đường tuần tra...
Đằng sau lớp khẩu trang, kính chắn giọt bắn, đồ bảo hộ y tế, đó là chuỗi ngày làm việc vất vả không quản khó khăn trước nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, là những câu chuyện cảm động về đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong hành trình chống dịch trên địa bàn Thủ đô. Nhiều người vẫn gọi các anh, các chị với cái tên thân thương - người "giấu mặt" trong khu cách ly.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, song hôm nay, đến những làng quê thanh bình hai bên con sông Bến Hải lịch sử, vẫn còn đó biết bao câu chuyện cảm động của những con người đã sống bám trụ trên từng tấc đất quê hương để chiến đấu, chịu đựng, hy sinh cho ngày đất nước độc lập, hòa bình...
Nghe tin đứa em bé nhỏ mới sinh phải nằm viện, cậu bé Vi Quyết Chiến quyết định đạp xe từ Sơn La xuống Hà Nội để thăm em. Với chiếc xe không phanh, vượt qua đường đèo hiểm trở và những con dốc đứng, cậu bé vượt qua quãng đường hơn 100km và chỉ chịu dừng bước khi ngất lịm ở giữa đường vì mệt và đói. Đôi dép cũ cũng rách nát vì dùng làm phanh trong suốt hành trình. Rất may, một người phụ xe tốt bụng đã giúp cậu đi tiếp hành trình thăm em đó…
Chuyện các nữ bị can, bị cáo phạm tội ma túy mang thai và sinh con trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ không phải hiếm gặp. Nhưng sinh non khi thai chưa được 30 tuần tuổi như trường hợp Lò Thị Thương (30 tuổi, trú ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) thì là lần đầu tiên xảy ra.
Cuộc sống khó khăn, cực chẳng đã, người phụ nữ ấy phải lên Hà Nội làm thuê đủ các việc để kiếm đồng ra đồng vào, phụ giúp cho các con. Nhưng số phận trớ trêu, khi nhận công việc trông trẻ với số tiền lương ít ỏi, bà bỗng nhiên trở thành người mẹ của một đứa bé bị bỏ rơi.
Từ ba tháng nay, những buổi trà sáng ở đình làng Tân Thông (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh nhưng trở nên trầm lắng bởi thiếu vắng tiếng cười nói hồn hậu của ông Hai Khải (tên thân mật của người dân làng Tân Thông Hội dành cho cố Thủ tướng Phan Văn Khải).
Với sự kiên trì, bền bỉ, kinh nghiệm cùng cái tâm của mình, các điều tra viên đã thuyết phục thành công nhiều đối tượng tự nguyện ra đầu thú, góp phần giảm thiểu công sức và nguy hiểm cho chính mình và đồng đội…
Suốt 10 năm qua, người đàn ông ở tuổi U60 ấy đã tình nguyện hiến máu tới 17 lần. Không những vậy, ông còn động viên cả gia đình, họ hàng rồi rất nhiều người trong xã tham gia hiến máu cứu người.
Đang mang thai tháng thứ 7, chị phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Quyết định từ chối điều trị ung thư để không ảnh hưởng đến con nhưng chị cũng chỉ cầm cự được đến tháng thứ 8, bác sĩ buộc phải mổ để bắt con.
Một phòng khám đa khoa, với sự có mặt của nhiều giáo sư, bác sĩ đến từ các bệnh viện nổi tiếng. Trang thiết bị y tế hiện đại, thái độ phục vụ người bệnh thân thiện… Đó là những gì chúng tôi ghi nhận được ở Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Nghĩa trang 21/10 nằm yên bình bên con đường chính của xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nghĩa trang được gọi là “lớp học vĩnh hằng” bởi đây là nơi yên nghỉ cô giáo, liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân và 30 em học sinh đã ra đi trong giờ học oan nghiệt ngày 21/10/1966 dưới trận bom của đế quốc Mỹ. Gần nửa thế kỷ đi qua, câu chuyện của cô giáo Xuân và các học trò vẫn vẹn nguyên trong lòng người dân quê.
Nhân duyên khiến chị N. có được cô con gái nuôi vốn là con của một phụ nữ người dân tộc lỡ dính bầu, nhưng bất hạnh là cô con nuôi đã sớm bị rủ rê, rồi sa chân vào thói hư tật xấu. Hành trình đưa con gái nuôi quay về nẻo thiện của chị có sự giúp đỡ của một Trưởng CA phường...
Có những vùng đất, những địa danh khiến chúng ta luôn khát khao một lần đặt chân đến rồi ngược dòng thời gian, trở về ký ức xa xưa để thấu hiểu, đồng cảm và trân trọng bao con người đã làm nên lịch sử...