Ngày 11/11, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường, Bộ Công an chủ trì, phối hợp Ban An ninh môi trường INTERPOL tổ chức khai mạc tập huấn điều tra tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng.
Thời gian qua, Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực an ninh, phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm buôn bán động, thực vật hoang dã.
Ngày 28/1, Công an quận Ba Đình, TP Hà Nội cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Dương Thị Mai (SN 1984; trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.
Ngày 20/3, thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Hoàng Minh Triển (SN 1961, trú tại phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vừa bị TAND TP Buôn Ma Thuột tuyên phạt 10 năm tù giam cho hành vi nuôi, nhốt trái phép 127 cá thể rùa nguy cấp, quý, hiếm.
Chuyên gia Lê Phát Quới, Trung tâm Khoa học Môi trường sinh thái TP Hồ Chí Minh nói, nếu nhìn nhận vấn đề một cách có trách nhiệm theo Luật đa dạng sinh học, có thể mọi việc đã khác...
Một số loài động vật hoang dã (ĐVHD) thông thường, các loài trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt có cả chim điêng điểng (chim cổ rắn - Anshinga Melanogaster) và cả rái cá lông mượt (Lutrogale Perspicillata), kỳ đà, khỉ,... từng được bày bán tại chợ nằm cặp QL62, thuộc huyện Thạnh Hóa (Long An).
Theo báo cáo của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), trong 5 năm (2015-2020) có 552 vụ án về động vật hoang dã (ĐVHD) bị xử lý hình sự. Đây là những chuyển biến tích cực của cơ quan chức năng trong nỗ lực ngăn chặn các tội phạm về ĐVHD, đặc biệt sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực.
Theo báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020 do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) công bố, nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỷ USD tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người.
Ngày 24-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã có kết quả giám định 7 cá thể động vật hoang dã thu giữ được tại cơ sở kinh doanh của ông Phạm Minh Đức (ngụ tại thôn Châu Phú, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng).
Ngày 21/11, thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV): Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án 13 năm tù cho đội tượng Phạm Bá Kim (SN 1984, trú tại TP.Móng Cái) vì hành vi nuôi nhốt, tàng trữ trái phép 145 cá thể tê tê. 10 đồng bọn của Kim cũng lần lượt chịu mức án từ 5 - 8 năm tù.
Kiểm tra container nghi vấn, lực lượng chức năng đã phát hiện một số lượng lớn ngà voi cắt khúc và nhiều bao tải chứa vảy tê tê để xen lẫn với các bao nhựa tái chế. Số hàng cấm này bước đầu được xác định nhập từ Nigeria...
Tại nhà bà Thuận, lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện 13 cá thể rắn hổ chúa thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; ngoài ra còn phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã sống khác.
Các chuyên gia thuộc Khu liên hợp Interpol Toàn cầu vì sự đổi mới (ICGI) cho biết, mặc dù còn hạn chế, nhưng có những bằng chứng rõ ràng về việc bọn tội phạm sử dụng Darknet để buôn bán bất hợp pháp sản phẩm từ các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng như sừng tê giác, ngà voi cùng nhiều sản phẩm khác.
Lực lượng chức năng kiểm tra xe Toyota Prado sử dụng BKS TM-1056, phát hiện vận chuyển trái phép 70 cá thể tê tê, tổng trọng lượng là hơn 400 kg. Trên xe còn có 04 bộ biển kiểm soát dành cho xe công và 01 bộ BKS dân sự, tất cả số biển kiểm soát trên đều là giả.
Trước đây, trong thời gian làm nhân viên tình báo chống khủng bố cho Không quân Mỹ ở châu Phi đảm trách công việc săn lùng Joseph Kony - thủ lĩnh khét tiếng tàn bạo của nhóm phiến quân “LRA (Đội quân kháng chiến của Chúa) ở Uganda, nữ trung tá Faye Cuevas không quan tâm nhiều đến những con voi hoang dã. Thế nhưng, chúng cứ bất ngờ xuất hiện trước mắt chị trong khi làm nhiệm vụ do thám.
Hàng năm số lượng động vật hoang dã khổng lồ đã bị lùng giết một cách oan uổng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về quần áo lông thú, đồ trang sức bằng xương, hay các vị thuốc quý… Nhiều loài khác thì theo các đường dây bất hợp pháp tìm đến những người ưa thích thú hiếm.
Thú vui sưu tầm những giống thực vật lẫn động vật hoang dã ngoại lai của nhiều người đang hủy diệt dần các hệ sinh thái trên toàn cầu. Chính vì đặc tính hiếm có của các loài ngoại lai khiến cho chúng trở nên hấp dẫn lạ lùng.
Ngày 24/6, tại TP Đà Nẵng, phái đoàn của 29 nước có phân bố loài tê tê đến từ châu Phi, châu Á, cùng đại diện một số tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã tham gia hội thảo do Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp tổ chức nhằm đánh giá hiện trạng buôn bán trái phép và xây dựng một kế hoạch bảo tồn chung đối với loài động vật này.
Ngày 23/6, cuộc thi làm phim ngắn nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về nạn buôn bán, sử dụng bất hợp pháp động vật hoang dã và sừng tê giác chính thức được phát động.
Ông Ất khai nhận vận chuyển thuê 4 cá thể rắn hổ mang chúa còn sống có tổng trọng lượng 46kg ra Móng Cái để giao cho một người đàn ông đưa sang Trung Quốc bán.