Chiều nay 15/5, theo Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân nữ SN1932 (BN3.839) mắc COVID-19 đã tử vong do các bệnh lý nền. Đây là ca tử vong thứ 36 ở Việt Nam
Chiều 3/9, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc COVID-19 tử vong thứ 35 ở Việt Nam. Đó là cụ bà 83 tuổi, bị suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhan tạo chu kỳ, sau khi nhiễm COVID-19 đã biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và tử vong
Chiều tối 31/8, Bộ Y tế thông tin về ca bệnh COVID-19 tử vong thứ 34 ở Việt Nam, đây là ca tử vong thứ 2 được ghi nhận trong ngày. Nam bệnh nhân tử vong SN 1965, ở Hòa Vang, Đà Nẵng có tiền sử nhiều bệnh nền.
Ngày 29/8, Việt Nam ghi nhận 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số người bệnh tử vong ở nước ta lên 31. Bệnh nhân tử vong là thanh niên 28 tuổi, quê ở Quảng Nam, có tiền sử ung thư máu.
Chiều tối 26/8, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 1.034 trường hợp; đồng thời Việt Nam cũng ghi nhận thêm 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong.
Chấp nhận để có “vòng 3” hoàn hảo, nhiều người tự tiêm slicon không rõ nguồn gốc để rồi thiệt mạng. Vì muốn giảm béo thần tốc, nữ bệnh nhân mua thuốc giảm cân trên mạng uống liên tục trong một tháng, kết quả là phải vào viện cấp cứu với chẩn đoán suy thận. Và mới đây nhất, cô gái 25 tuổi vì hút mỡ bụng đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Trên mạng xã hội ngày 14-9 đang lan truyền lá thư tố cáo từ tài khoản Lily HM, được cho là mẹ của bệnh nhân Nguyễn Duy Hưng (19 tuổi), cho rằng con trai chị bị tử vong khi điều trị trị viêm tụy cấp ở Bệnh viện Chợ Rẫy là do Bệnh viện tắc trách. Bên cạnh đó, mẹ nạn nhân cũng cho rằng chi phí điều trị ở đây rất cao với những khoản thu không hợp lý.
Đó là một trong những nội dung kết luận của Hội đồng chuyên môn (HĐCM) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xung quanh việc làm rõ qui trình tiếp nhận, điều trị 2 trường hợp bệnh nhân tử vong gây nhiều thắc mắc trong dư luận trong tháng 4-2018 vừa qua.
"Sự cố ở Hòa Bình là bài học xương máu đắt giá để cảnh báo cho các cơ sở y tế, không chỉ riêng về chạy thận mà tất cả các kỹ thuật y tế đều phải vô cùng thận trọng." - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Chiều tối ngày 4-6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy- UBND tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình dẫn đầu đã có mặt tại tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để phúng viếng, thăm hỏi, chia buồn với gia đình chị Nguyễn Thị Bích Nguyên, 45 tuổi, trú tại thị trấn Lương Sơn.
Sáng 4-6, Ban Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, khi bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, 45 tuổi, trú tại Tiểu khu 12, Thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình đang điều trị, các lực lượng Bộ Công an, Công an tỉnh Hòa Bình đã kịp thời chia sẻ, động viên, hỗ trợ bệnh nhân về vật chất.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân chạy thận, tránh để xảy ra tai biến, cuối chiều ngày 2-6, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn yêu cầu các Sở Y tế và các bệnh viện bảo đảm an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo.
Vụ 7 bệnh nhân tử vong trong khi đang chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29-5, cùng với 1 người nữa đang diễn biến khá nặng phải hồi sức cấp cứu, thực sự gây rúng động dư luận. Bộ Y tế đã đánh giá đây là vụ tai biến y khoa nghiêm trọng.
2 tháng trời sốt ruột mong ngóng kết luận chính thức, nhưng những người thân của 2 bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức lại thêm một lần bức xúc.
Vụ việc 2 bệnh nhân tử vong trong cùng một buổi sáng ngày 25-12 vừa qua sau khi được gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức đang gây xôn xao dư luận bởi đây là sự cố y khoa nghiêm trọng nhất xảy ra trên địa bàn Hà Nội trong năm 2016. Cơ quan điều tra đã vào cuộc để làm rõ nguyên nhân tử vong cũng như trách nhiệm của những người có liên quan...
Khoảng 4h sáng ngày 18/3, bà Trần Thị Là (47 tuổi, ngụ thôn Thạch Bồ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng sau hơn 10 ngày nhập viện điều trị và phẫu thuật bị gãy chân.
Cùng hợp tác điều tra với các chuyên gia y tế Hàn Quốc trong 4 ngày qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cuối cùng đã đưa ra khuyến cáo mới về dịch bệnh MERS-CoV ở Hàn Quốc. Theo đó, Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông ở quốc gia Đông Bắc Á này đang diễn ra phức tạp và trên diện rộng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Hàn Quốc cần sẵn sàng cho một “cuộc chiến” lâu dài.