Sáng 18/5, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Quảng Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa bảo vệ rừng với chủ đề “Tiếng gọi của rừng: Bảo tồn loài voọc chà vá chân xám” tại Trường THCS Hoàng Diệu (xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành).
Nhu cầu sử dụng động vật hoang dã là nguyên nhân gia tăng tình trạng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng. Theo Báo cáo Sức sống Hành tinh 2020 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong vòng 50 năm qua, quần thể các loài động vật có xương sống đã suy giảm 68%.
Cơ quan chức năng tại TP Huế, Đà Nẵng, TP Tam Kỳ đã xử lý thành công 88,7% các dấu hiệu vi phạm được báo cáo trong giai đoạn khảo sát. Kết quả này cao hơn kết quả tốt nhất từng được ghi nhận tại Hà Nội (65%) và TP Hồ Chí Minh (82%).
Voọc mông trắng (hay còn gọi là Voọc quần đùi trắng) là loài linh trưởng nằm trong danh sách 25 loài động vật nguy cấp nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng. Sau khi phát hiện quần thể Voọc mông trắng sinh sống tại khu vực rừng Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Một số loài động vật hoang dã (ĐVHD) thông thường, các loài trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt có cả chim điêng điểng (chim cổ rắn - Anshinga Melanogaster) và cả rái cá lông mượt (Lutrogale Perspicillata), kỳ đà, khỉ,... từng được bày bán tại chợ nằm cặp QL62, thuộc huyện Thạnh Hóa (Long An).
“Nữ Hướng đạo cộng đồng” là một đội quân nữ bảo vệ động vật hoang dã, được đào tạo bởi tổ chức từ thiện “National Park Rescue” (Cứu hộ Công viên Quốc gia) của Anh và được hỗ trợ bởi “Space for Giants” (Không gian cho Động vật khổng lồ) - tổ chức Kenya cung cấp thiết bị và trả lương cho phụ nữ - nhiều hơn mức lương đủ sống.
Hai Giải cán bộ thực thi pháp luật xuất sắc nhất được trao cho: Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Kiên Giang và Thiếu tá Lưu Phước Nguyên– Đội phó Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tôị phạm về môi trường – Công an tỉnh Quảng Nam.
Trong khuôn khổ chiến dịch “Cứu tê tê” của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) và tổ chức WildAid và Ngày Thế giới bảo tồn các loài hoang dã 4-12, video truyền thông chủ đề “Ấn tượng” đã được phát hành rộng rãi trong cộng đồng nhằm vận động bảo vệ loài tê tê khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó, Hoa hậu Phạm Hương đã kêu gọi chấm dứt việc tiêu thụ các sản phẩm từ tê tê nhằm bảo tồn loài động vật này.
Nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã lan tràn đã gây tác động hết sức nguy hiểm và thậm chí đe dọa tiêu diệt sự sinh tồn nhiều loài động vật quý hiếm. Do đó, giới chuyên gia kỳ vọng vào cách tiếp cận mới - đó là lần theo dấu vết bọn tội phạm để thu hồi lợi nhuận kếch xù mà chúng kiếm được từ hoạt động buôn lậu động vật hoang dã.
Sáng 28-8, tại Hà Nội, Chương trình Động vật hoang dã Châu Á của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chính thức khởi động Giai đoạn 3 của Sáng kiến Chí với mục đích giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam.
Sáng 2-8, Học viện CSND và Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Freeland đã tổ chức Lễ bế mạc khóa tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã và bàn giao bộ tài liệu điều tra về môi trường.
Trước đây, trong thời gian làm nhân viên tình báo chống khủng bố cho Không quân Mỹ ở châu Phi đảm trách công việc săn lùng Joseph Kony - thủ lĩnh khét tiếng tàn bạo của nhóm phiến quân “LRA (Đội quân kháng chiến của Chúa) ở Uganda, nữ trung tá Faye Cuevas không quan tâm nhiều đến những con voi hoang dã. Thế nhưng, chúng cứ bất ngờ xuất hiện trước mắt chị trong khi làm nhiệm vụ do thám.
Theo công bố của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) ngày 27-7, hàng loạt cơ sở gây nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam đều có vi phạm. Đặc biệt, 100% số cơ sở này có dấu hiệu nhập lậu và săn bắt trái phép.
Trong một thùng nhựa màu xanh là cái đầu của con linh dương gazelle với đôi mắt còn mở trao tráo trong khi một phụ nữ đang chặt nhỏ thân mình của con vật để bày bán. Người Angola ăn thịt thú rừng hằng ngày và nước này là nơi tồn tại khu chợ thịt thú rừng Benfica lớn nhất châu Phi.
Đền Hổ nổi tiếng ở miền tây Thái Lan từ lâu bị các chuyên gia bảo tồn tự nhiên và nhà hoạt động quyền động vật buộc tội lạm dụng và khai thác để mua vui cho du khách. Hiện nay, sau hàng loạt vụ kiện cáo về nạn buôn lậu những loài đặc hữu, chính quyền Bangkok đang tìm cách đóng cửa Đền Hổ.
Trong khu bảo tồn thiên nhiên Borana ở Kenya, những biện pháp nghiêm khắc mới nhất được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ những con tê giác trước sự săn lùng của bọn tội phạm săn trộm. Đó là nhiệm vụ của một đơn vị xạ thủ bắn tỉa, được lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng SAS của Anh huấn luyện.
Năm 2007, Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc họp bí mật với các nhà khoa học tại Điện Kremlin. Ông yêu cầu các viện sĩ Yuri Osipov, Dmitry Pavlov và Viện sĩ thông tấn Vyacheslav Roznov của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) thành lập một đoàn khảo sát để điều tra và cứu hộ động vật quý hiếm. Ông Putin có kế hoạch tham gia và yêu cầu giữ bí mật tuyệt đối ý định đó. Một năm sau, những hình ảnh về cứu hộ động vật của Tổng thống Nga đã được biết đến.
Ngày 24/6, tại TP Đà Nẵng, phái đoàn của 29 nước có phân bố loài tê tê đến từ châu Phi, châu Á, cùng đại diện một số tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã tham gia hội thảo do Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp tổ chức nhằm đánh giá hiện trạng buôn bán trái phép và xây dựng một kế hoạch bảo tồn chung đối với loài động vật này.