Trần Thị Bé Tư (SN 1961, ngụ tỉnh Đồng Tháp) đã xâm hại tình dục 2 bé trai là con riêng của chồng hờ và một bé gái 11 tuổi khi đến nhà người quen ở Bạc Liêu chơi.
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Lan (SN 1974, trú tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174, BLHS. Số tiền bị cáo Lan chiếm đoạt của nhiều bị hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Bóng Khằn dần khuất sau những ngôi nhà mái rạ. Một mình chị trên triền núi rực màu hoa dại. Những bông hoa cánh mỏng, mọc giữa những khe đá hẹp, yếu đuối và đơn độc. Gió rười rượi tràn qua eo núi. Gió luồn vào tóc, vào ngực chị nghe nhồn nhột. Chị nếm thấy đầu lưỡi vị mặn của nước. Phía chân trời tít xa, những đám mây hình vảy cá chuyển sang nâu đất. Thoắt cái, bầu trời nhuốm màu bàng bạc. Không gian như chùng thấp ôm trọn ngôi làng giờ chỉ còn là một chấm nhỏ.
Mẹ đi tù, Nguyễn Thị Thùy, SN 1991, trú tại 393 khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tự dặn lòng mình đừng bao giờ bước vào vết xe đổ của mẹ.
Thương cảm cho người phụ nữ nghèo khổ, luật sư Keeney đã ngay lập tức đồng ý giúp đỡ nhưng ông không thể ngờ, vụ kiện tiền bảo hiểm đơn giản này đã nhanh chóng trở thành một màn đấu trí với một gia đình sát nhân ma mãnh.
Hoàng Thị Thơm (SN 1985, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không có nghề nghiệp ổn định. Năm 2012, Thơm phải nhận bản án 4 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Năm 2016, Thơm lại gây ra vụ lừa đảo khác và phải nhận thêm bản án 30 tháng tù.
Sinh sống ở Trung Quốc nhiều năm, đối tượng Trần Thị Tân (SN 1981), trú tại thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã dụ dỗ, lôi kéo 2 người đàn ông Trung Quốc về nước để mua trâu, bò, nhưng mục đích chính là để cướp tài sản của họ khi về Việt Nam.
Bản chất là gái quê nhưng cuộc sống với người chồng nghiện có thâm niên bán ma túy đã khiến Mạch Thị Ngọc, SN 1971 ở Phủ Lý, Hà Nam trở thành kẻ nhiều mưu kế. Không chỉ lấy việc mang thai để trốn đi tù, Ngọc còn sử dụng con nhỏ như một công cụ trong việc mua bán ma túy. Kết cục là không chỉ vợ chồng Ngọc mà con cái cô ta cũng lần lượt vào tù vì dính đến ma túy.
Bị người hàng xóm phát hiện buôn bán ma túy, Lê Thị Hoa, (SN 1966 ở Xăm Khòe, Mai Châu, Hòa Bình) đã dùng tiền để mua sự im lặng. Nhưng sự đòi hỏi ngày càng nhiều cả về số lần lẫn số tiền của người hàng xóm đã biến Hoa trở thành con nợ.
Phải trả giá bằng bản án 15 năm tù, Lương Thị Dạng, SN 1960 còn làm con trai liên lụy. Tuy nhiên, niềm an ủi đối với người đàn bà này là trại giam lại chính là nơi lần đầu tiên bà ta biết đọc, biết viết.
Bị người tình rủ rê đi buôn ma túy, Ly Thị Mai, sinh năm 1987, ở xã Na Ư (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) không ngờ cuộc đời mình vướng vào ngõ cụt từ đây. May mắn cho cô, khi cả cô và nhân tình bị kết án cao nhất thì Mai biết mình mang thai. Đứa bé không chỉ là cứu cánh cuộc đời Mai, mà còn là động lực để cô quyết tâm làm lại cuộc đời.
Ba lần sinh con thì hai lần ôm con vào tù, thế nhưng Vũ Thị Thúy, (SN 1975, ở Thái Thụy, Thái Bình), vẫn là kẻ trắng tay kể từ khi những đứa con ấy được bố chúng đón về. Kể từ ngày trao con gái 3 tuổi cho chồng, Thúy không hề nhận được bất cứ thông tin gì về gia đình. Thậm chí muốn gọi điện về cho các con cũng không được.
Mái tóc đã điểm bạc và đôi mắt nhìn xa xăm, đầy hoài niệm, nhưng Đào Thị Nguyện, “chân rết” trong đường dây ma túy Vũ Xuân Trường luôn miệng bảo chẳng nhớ gì sau lần đột quỵ. Dường như Nguyện muốn quên đi quá khứ để sống nhẹ nhàng hơn khi mà đã thấy cơ hội trở về sau ngày được xét giảm từ án chung thân xuống án có thời hạn.
Trong lúc Ven Thị Luyên, 25 tuổi (trú tại xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) mang thai đứa con hiện tại, người chồng của chị đã lặng lẽ bỏ đi biệt tích. Không hiểu vì muốn trả thù chồng hay vì quá hoang mang trước một tương lai mù mịt đã khiến Luyên đồng ý bán đi đứa con mới chỉ chưa đầy tháng để nhận về số tiền là 32 triệu đồng.
Ngoài văn chương, các bạn văn của nhà văn Tô Hoài thường nói về ông với mối tình sắt son, bền chặt trong suốt cả một cuộc đời với bà Nguyễn Thị Cúc. Năm nay bà đã ở tuổi 97, nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh và mỗi lần nhắc đến người chồng yêu thương của mình, là nụ cười luôn ở trên môi, hạnh phúc!
Vì kinh tế khó khăn nên sau khi lấy chồng chưa được bao lâu, chị Nguyễn Thị Oanh, 40 tuổi, trú tại thôn Trại Mới, xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã vay tiền ngân hàng để đi xuất khẩu lao động. Khi hay tin cả bố và mẹ đều bị bệnh và phải nằm điều trị tại bệnh viện, chị Oanh đã xin nghỉ phép về nước.
Nghe theo lời rủ rê của nhóm người lạ về việc sang Trung Quốc làm ăn, chị đã trốn gia đình để vượt biên sang xứ người. Thế nhưng, cuộc sống không như mơ, chị bị bán cho một người đàn ông bản xứ để làm vợ và suốt 12 năm làm vợ, làm mẹ, chị phải chịu bao đắng cay, tủi nhục.
Bộ phim “Chuyện của Pao” khiến người xem bị “hút sâu” vào những tấn bi kịch. Trong cuộc sống đời thường, những nhân vật ấy đều có hoàn cảnh thật. Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã khéo léo lấy những nguyên mẫu có thật ấy để “thổi hồn” vào tập truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”...