Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ đầu năm 2022. RCEP có sự tham gia của 15 thành viên, ước tính chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới sẽ tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, và là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản các thủ tục hải quan, giảm thiểu các rào cản thương mại…
Báo cáo “Việt Nam - RCEP: Cơ hội và thách thức” mới công bố của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) góp phần giúp Việt Nam trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 trong năm nay.
Khu vực châu Á đang phục hồi tương đối nhanh, RCEP có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp Việt Nam hoà nhịp vào xu hướng phục hồi của khu vực, hội nhập tốt hơn, gia tăng xuất khẩu, tránh được sự gia tăng lạm phát.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 328/QĐ-TTg chỉ định cơ quan đầu mối để triển khai Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP).
Việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1 được kỳ vọng sẽ tạo ra một luồng gió mới thúc đẩy sự hồi phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19, đồng thời là chất xúc tác góp phần đẩy mạnh kinh tế toàn cầu.
Ngày 15/9, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã kết thúc tốt đẹp (từ ngày 8 đến 15/9). Trao đổi bên lề hội nghị với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã chia sẻ về một số nội dung nổi bật đã được thảo luận tại các hội nghị.
Quốc hội Nhật Bản ngày 28/4 chính thức phê chuẩn việc tham gia thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Không phải chờ đến ASEAN 37 mà ngay từ những ngày đầu của năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã tận dụng thành công công nghệ số để phát huy tốt nhất vai trò của mình, thông qua việc kịp thời chuyển sang hình thức họp trực tuyến để duy trì kênh chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các quốc gia ASEAN.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 10 nước ASEAN và 5 đối tác, gồm: Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc ký kết ngày 15/11, được nhận định sẽ mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu (XK), tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và các nước, phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực.
Sau gần một thập niên đàm phán, các quan chức hàng đầu từ 15 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hoàn tất ký kết RCEP vào ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam đăng cai.
"Lễ ký kết Hiệp định RCEP hôm nay là niềm tự hào, thành quả to lớn của việc các nước ASEAN với vai trò trung tâm của mình đã cùng với các nước đối tác đặt nền móng cho một giai đoạn hợp tác mới mang tính toàn diện, lâu dài hướng đến tương lai, phù hợp với trình độ phát triển và mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, sáng 15/11, sau khi Hội nghị cấp cao Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kết thúc, các nhà lãnh đạo đã cùng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định RCEP.
Sau 6 năm đàm phán, 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đặt mục tiêu ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào 2020. Việc ký kết này nhiều khả năng sẽ diễn ra tại Hà Nội trong khuôn hội Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (HNCC ASEAN-37), theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tập trung vào nhất thể hóa kinh tế khu vực, do 10 nước ASEAN khởi xướng và chủ đạo, đồng thời mời Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ cùng tham gia.
Tháng 11-2019, tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực), sự kiện Ấn Độ chưa thể thống nhất với 15 quốc gia khác đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Thái độ của Ấn Độ không hoàn toàn bất ngờ, bởi vì kể từ khi khởi động đàm phán RCEP, Ấn Độ luôn thể hiện thái độ cứng rắn, cảnh giác tương đối cao với tình hình cạnh tranh trong khuôn khổ RCEP.
Việc Ấn Độ gần đây rút khỏi các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc cho thấy sự nghi ngại của New Delhi về ý định chiến lược của Bắc Kinh.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang trong giai đoạn “nước rút” và hy vọng sẽ “cán đích” trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 đầu tháng 11 này tại Thái Lan.
Ngày 8-9, Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 7 giữa 10 thành viên ASEAN và các nước đối tác: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Trung Quốc đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 (AEM 51).
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) khi hoàn tất sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, trong đó bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu (XK) lớn của Việt Nam. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với doanh nghiệp (DN) Việt. Để đón đầu cơ hội từ Hiệp định RCEP, DN cần chủ động tìm hiểu nắm bắt cơ hội, tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP để thúc đẩy gia tăng XK.