Sau mấy lần đặt vấn đề, rồi tôi cũng được tiếp kiến thầy giáo Nguyễn Ngọc Thu. Năm nay thầy Thu tuổi đã ngoại tám mươi. Mắt thầy cũng đã mờ, chân thầy cũng đã chậm. Bù lại, thầy Thu còn minh mẫn và cái duyên nói chuyện thì cánh trẻ còn phải thua.
Công việc của cán bộ quản giáo không chỉ đơn thuần là quản lý, giam giữ các phạm nhân mà còn phải giáo dục, làm thức tỉnh tính thiện trong mỗi con người từng một thời lầm lỗi... Với cán bộ làm công tác quản giáo tại các trại tạm giam thì công việc còn đòi hỏi những áp lực riêng.
Những đôi tay nắn nót từng nét chữ, những ánh mắt tập trung theo từng lời giảng, những tiếng đọc “ê, a” vang lên đều nhịp, là những gì chúng tôi ghi nhận được tại lớp học xóa mù chữ của Trại giam Định Thành - Bộ Công an (đóng trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
23 năm công tác trong lực lượng CAND thì đã có hơn 18 năm, Trung tá Lê Văn Nâu đảm nhận vai trò là cán bộ quản giáo tại Trại tạm giam Công an tỉnh An Giang. Anh được đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị đánh giá là một người khéo léo trong việc tìm hiểu, nắm bắt tâm lý, dùng cái tâm và cái tình để giáo dục, cảm hóa phạm nhân.
Những ngày này, không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã tràn ngập khắp phố phường, thôn xóm. Trong các trại giam, trại tạm giam không khí đón Tết cũng được các cán bộ quản giáo tất bật chuẩn bị, với mong muốn giảm bớt đi nỗi cô đơn của các phạm nhân, khơi dậy mầm thiện, tạo động lực giúp họ cải tạo tốt để sớm được quay về với gia đình và cộng đồng…
Năm 2018, Trại giam Mỹ Phước (Cục C10, Bộ Công an) tròn 35 tuổi. Nơi đây từ vùng đất hoang hoá, phèn chua trở thành khu sản xuất, phát triển thành trại giam vững mạnh như ngày hôm nay.
Sự ra đời của trường Trung cấp CSNDVI đã kịp thời đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ chính quy làm công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, có tay nghề thực hành cao, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Quần áo mới xúng xính – những đứa trẻ là con phạm nhân ở Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) lăng xăng chạy ra chạy vào hết ngắm mâm ngũ quả, lại xem những sản phẩm do các cô, các chú phạm nhân làm, chúng cười như nắc nẻ khi đội kéo co bị đối phương lôi qua vạch.
Tuấn gọi điện cho chị Na xưng mình là cán bộ quản giáo tại trại giam và thông báo cho chị Na biết, chồng chị đang chấp hành án nhưng lại gây ra một vụ đánh nhau sẽ bị tăng án. Nếu muốn giải quyết êm xuôi phải đưa tiền.
Trong số hàng nghìn đối tượng bị tạm giam, tạm giữ hằng năm, bên cạnh những đối tượng ngổ ngáo, có tư tưởng chống đối, trốn trại, khó khăn và phức tạp nhất vẫn là quản lý những can phạm nhân bị bệnh tâm thần. Không chỉ đập phá, chống đối, quá trình bị quản thúc, những đối tượng này còn gây ra không ít tình huống bi hài, dở khóc dở cười cho cán bộ quản lý giam giữ.
Chỉ mới ít năm thôi, phân trại số 6, Trại giam Thanh Lâm vẫn còn là "vùng trũng" chưa có điện sáng, chưa có sóng điện thoại. Khó khăn là vậy, nhưng những cán bộ như Thượng uý Phạm Công Đán và cả các phạm nhân đều không nề hà khó, không ngại khổ, dồn tâm sức biến nơi này thành môi trường học tập, lao động có ích, có sản phẩm để nuôi dưỡng ước mơ làm lại cuộc đời…
Tận tụy với công việc, sống hòa đồng, gần gũi với phạm nhân, từ đó kịp thời phát hiện ra nguyên nhân khiến họ “bất mãn” để động viên, giáo dục, cảm hóa phạm nhân sớm trở thành những công dân tốt, đó là những việc làm thường xuyên của Đại úy Lê Hữu Dương (37 tuổi), cán bộ Trại giam Đại Bình, Bộ Công an.
Họ - những cán bộ trẻ, xa cuộc sống nơi thị thành hay những vùng quê yên ả, tình nguyện công tác ở các Trại giam, đóng quân ở nơi xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn.