Theo Sở Y tế TP Huế, tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, TP Huế ghi nhận 810 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 57 ca xác định mắc sởi, tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.
Một áp-phích với tấm bản đồ châu Phi và dấu mốc đề ngày 26-10-79 với dòng chữ “Đậu mùa zero”, đánh dấu một cột mốc trong lịch sử thế giới, khi căn bệnh đậu mùa từng giết hàng trăm triệu người trong suốt 10.000 năm lịch sử của nó, đã chính thức bị xóa sổ sau những chiến dịch tiêm vaccine sâu rộng suốt thế kỷ 19 và 20.
Trong bài trả lời phỏng vấn của tờ tuần báo Bild am Sonntag, phát hành ở thủ đô Berlin số ra mới đây, ông Jens Spahn, đương kim Bộ trưởng Bộ Y tế Đức đã cho biết các cơ quan chức năng vừa thông qua một quy định mới, xử phạt bất cứ phụ huynh nào có con ở độ tuổi đi học không chịu đưa chúng đi tiêm phòng bệnh sởi, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15-5 tới đây.
Được phát hiện vào năm 1757 nhưng mãi đến năm 1963, Y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này. Mới chỉ 2 tháng đầu năm 2019, đã có 43 tỉnh thành ở Việt Nam phát hiện bệnh nhân nhiễm sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện cả nước có 43 tỉnh, thành rải rác có người mắc sởi, trong đó nhiều nhất phải kể tới: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái… Hà Nội có số ca mắc bệnh sởi tăng 10 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2018 đến nay cả nước đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 37 tỉnh, thành phố, trong đó hơn 500 người đã được xác định dương tính với sởi. Điều đáng chú ý là năm nay, bệnh sởi đang có dấu hiệu bùng phát ngay từ những tháng mùa hè thay vì vào đông-xuân như mọi năm.
Trước tình hình số người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và sởi đang tăng lên ở nhiều địa phương, ngày 29-8, Bộ Y tế cho biết đã có công văn khẩn yêu cầu các địa phương và các Sở Y tế, bệnh viện đảm bảo bảo cung ứng đủ thuốc phòng và điều trị hai bệnh này.
Ngày 23-8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đáng kể của dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong những tháng qua.
Theo Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ ngày 23 đến 29-7, trên địa bàn thành phố ghi nhận các dịch bệnh như: Sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết có số mắc tăng hơn so với tuần trước đó.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận điều trị cho 70 ca bệnh sởi, trong đó 85% ca chưa được tiêm phòng và một nửa trong số đó là trẻ em chưa đến tuổi tiêm phòng.
Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ ngày 12-3 đến 18-3, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc bệnh sởi.
Để phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ đề xuất Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi tại các vùng nguy cơ cao, khi có dịch.
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 45 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong; đặc biệt trong các tuần gần đây, số người mắc sởi có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi tuần có từ 4 – 5 ca dương tính với sởi.