Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan
Theo dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm 5 chương, 31 điều. Dự án Luật này được thông qua đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, sự ổn định cho đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và hạnh phúc. Khi Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở ban hành có hiệu lực sẽ mang lại vai trò quan trọng thiết thực.
Bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí minh từng nhấn mạnh: “…Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động…Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…”, “…Phải cố gắng làm cho luật dân chủ ngày nhiều hơn, tốt hơn… Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Tư tưởng xác định pháp luật là giá trị “cốt lõi, căn bản” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao từ những thời điểm nhà nước non trẻ mới được thành lập. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng, giá trị thực sự của pháp luật trong xã hội ngày nay và cả tương lai.
Chính vì lẽ đó, sự ra đời của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở là một bước đi quan trọng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của thực tiễn. Đây là một trong những dự án luật quan trọng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo và sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành gồm 3 lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở: Bảo vệ dân phố; Dân phòng và Công an xã bán chuyên trách. Do đó, việc nhất thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết.
Theo dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm 5 chương, 31 điều. Dự án Luật này được thông qua đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, sự ổn định cho đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và hạnh phúc. Khi Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở ban hành có hiệu lực sẽ mang lại vai trò quan trọng thiết thực, cụ thể sau:
Trước tiên, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cơ sở pháp lý để xác định đầy đủ, rõ ràng vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở với tính chất là “lực lượng tham gia hỗ trợ”, không trùng lặp với nhiệm vụ của Công an cấp xã và chính quyền cơ sở. Đồng thời, dự án Luật cũng đưa ra các quy định về các nguyên tắc hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở như “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng”…
Thứ hai, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở cũng đưa ra các quy định về việc tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở như: Bảo vệ dân phố; Dân phòng và Công an xã bán chuyên trách. Điều đó giúp tạo động lực, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác bảo vệ ANTT tại cơ sở của các lực lượng tham gia, đồng thời đảm bảo tính ổn định và an ninh trong khu vực được bảo vệ. Cùng với đó, Luật cũng sẽ đưa ra các quy định về việc tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở với các lực lượng chức năng khác để đảm bảo môi trường ổn định về an ninh, chính trị tại cơ sở. Đó chính là động lực giúp tăng cường sức mạnh bảo vệ ANTT tại cơ sở, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm.
Thứ ba, Sự ra đời của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở giúp tăng cường niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước; tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với các hoạt động của lực lượng bảo vệ ANTT tại cơ sở. Thông qua đó, xây dựng được một môi trường an ninh trật tự ổn định, thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật cũng là cơ sở giúp tạo ra một môi trường an toàn, chính trực, công bằng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời đại và mong muốn của người dân.
Có thể nói rằng, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là một sự tất yếu đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thiết thực, khách quan của quy luật vận động của xã hội. Sự ra đời của Luật cũng góp phần nhấn mạnh thêm tư tưởng “lấy dân làm gốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem như một luận điểm hàng đầu về nhà nước và pháp luật.