Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn với công tác chi viện an ninh miền Nam
Trong số trên 1.000 cán bộ miền Nam tập kết, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn chỉ đạo sắp xếp phân công trực tiếp làm nghiệp vụ nhằm chuyên sâu tay nghề, đồng thời lựa chọn những cán bộ năng lực xuống cơ sở làm Phó Giám đốc, Phó trưởng Ty Công an các tỉnh thông qua lăn lộn thực tế mà trưởng thành, sau này tăng cường chi viện miền Nam.
Mặc dù cuộc chiến tranh lùi vào dĩ vãng đã trên 30 năm, song trong ký ức của Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, nguyên Ủy viên Ban an ninh khu VI, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, vẫn còn nguyên những dấu ấn đặc biệt về vai trò lãnh đạo chỉ huy của những người đứng đầu lực lượng Công an - Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn cùng Đảng đoàn lãnh đạo Bộ Công an. Ông kể lại:
Hiệp định Geneve được ký ngày 20/7/1954 chưa ráo mực, Mỹ tiến hành phá hoại có hệ thống nhằm hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, thực hiện chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam thông qua chế độ độc tài phát xít tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu biến miền Nam thành căn cứ quân sự, tiền đồn chống cộng ở khu vực Đông Nam Á.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Công an chủ động lựa chọn và bố trí cán bộ ở lại hoạt động dưới nhiều hình thức. Với tầm nhìn xa trông rộng, đầu năm 1955, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn quyết định thành lập tổ cán bộ miền Nam trực thuộc Phòng Tổ chức cán bộ của Bộ. Năm 1957, sau khi thành lập Vụ Tổ chức cán bộ thì đổi thành bộ phận cán bộ miền Nam.
Đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ chuyên trách việc chuẩn bị cán bộ chi viện cho an ninh miền
Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (thứ 5 từ phải sang, hàng đầu) chụp ảnh kỷ niệm với Chi uỷ lớp B13 trước ngày chi viện an ninh miền Nam. (Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh thứ 2 từ phải sang hàng đầu).
Trong số trên 1.000 cán bộ miền Nam tập kết, Bộ trưởng chỉ đạo sắp xếp phân công trực tiếp làm nghiệp vụ nhằm chuyên sâu tay nghề, đồng thời lựa chọn những cán bộ năng lực xuống cơ sở làm Phó Giám đốc, Phó trưởng Ty Công an các tỉnh thông qua lăn lộn thực tế mà trưởng thành, sau này tăng cường chi viện miền Nam như đồng chí Trần Kim Tấn làm Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Đình Thi làm Phó trưởng Ty Công an Ninh Bình, đồng chí Trần Đức Hoài làm Phó trưởng Ty Công an Phú Thọ…
Cuối năm 1959, nhận thấy số cán bộ tập kết không đủ để phục vụ yêu cầu, Bộ trưởng chủ động bàn bạc, thống nhất kế hoạch với Bộ Quốc phòng tuyển chọn gần 1.000 cán bộ là hạ sỹ quan thuộc các Sư đoàn 305, 330, 338 của khu V, Trung đoàn 120 của Tây Nguyên đưa về đào tạo tại Trường Công an Trung ương, hết chương trình học tại trường đưa đi thực tập tại Công an các địa phương, sau đó phân công công tác tại các cơ quan Bộ, các sở, ty Công an miền Bắc. Từ năm 1965 trở đi, số cán bộ này lần lượt trở về miền Nam chiến đấu.
Đặc biệt, sau khi thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với Ủy ban An ninh, Bộ Nội vụ Liên Xô và các nước XHCN, để chuẩn bị nguồn cán bộ cốt cán cho an ninh miền Nam sau này, Bộ trưởng chỉ đạo lựa chọn cán bộ người miền Nam cử sang các nước bạn đào tạo nghiệp vụ các khóa ngắn hạn, dài hạn làm nòng cốt chi viện an ninh miền Nam. Trong số đó có các đồng chí Bùi Thiện Ngộ (sau này là Bộ trưởng Bộ Công an), đồng chí Mười Quang (tức đồng chí Điện), đồng chí Ba Lưu (2 đồng chí này sau là cán bộ Ban An ninh Trung ương Cục miền
Đến năm 1962, Bộ cử đoàn cán bộ trung cao cấp đầu tiên khoảng 300 người tăng cường cho Trung ương Cục. Đó là món quà quý giá vô ngần tăng cường sức mạnh cho an ninh miền
Sau Tết Mậu Thân (1968), để tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ quyết định thành lập Trường F1171 cử đồng chí Vũ Kính, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng làm Hiệu trưởng. Trường đặt tại Vĩnh Phúc. Bộ chỉ đạo lựa chọn con em cán bộ ở miền
Năm 1972, trên đà thắng lợi của toàn quân toàn dân ta trên cả 2 miền Nam Bắc, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, lực lượng Công an dồn lực cho chiến trường miền
Đến năm 1966, hệ thống mạng lưới thông tin cơ yếu đó được hình thành và phát triển, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo thống nhất trong lực lượng Công an nói chung và lực lượng an ninh miền
Có thể kết lại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, lực lượng Công an nhân dân là một trong những lực lượng chi viện chiến trường miền Nam sớm nhất, nhiều nhất về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự chuyển biến tương quan lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ miền Nam, vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công đó là tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, đi trước đón đầu, đó là nét đặc biệt trong phong cách, tư tưởng lãnh đạo của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trước Đảng, trước lực lượng, trước nhân dân mà tôi và tất cả chúng ta hôm qua, hôm nay và mai sau mãi mãi khắc ghi, học tập