Tuyển sinh 2019 - vai trò của bài thi đánh giá năng lực
- Đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10: Yêu cầu phù hợp với học sinh
- Đề xuất sử dụng chung cơ sở dữ liệu tuyển sinh
- Không còn cộng điểm học nghề phổ thông trong tuyển sinh vào lớp 10
- Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 có gì mới?
Dự kiến nhiều khả năng các trường sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để lựa chọn sinh viên có chất lượng cho trường mình.
Phương thức chính trong lựa chọn thí sinh
Đánh giá về kì tuyển sinh 2018, TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm "Khảo thí và đánh giá chất lượng" - ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù còn có một số điểm phải lưu ý, xét về tổng thể, kỳ thi được tổ chức tốt và sẽ tiếp tục được hoàn thiện.
Năm 2018, tổng chỉ tiêu của phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các trường thành viên là 2.039 sinh viên. Trong đó, 1.810 thí sinh trúng tuyển và số thí sinh xác nhận nhập học 1.120 (hơn 54%). Điều đó đã cho thấy, tổ chức đợt thi đánh giá về năng lực đã đáp ứng yếu tố đảm bảo, yên tâm hơn trong việc chọn lựa thí sinh.
Theo đó, kì tuyển sinh năm 2019, việc thi đánh giá năng lực sẽ được tổ chức thêm ở một vài tỉnh Đông Nam Bộ, song song với tổ chức thi tại cụm thi TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Cần Thơ. Sau cuộc họp giữa ĐHQG TP Hồ Chí Minh với các trường thành viên (27-11), thì khoảng 28-11 sẽ có thông tin cho thí sinh chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi này.
Thí sinh tham dự kì thi THPT Quốc gia 2018. |
Cũng theo TS Quốc Chính, thay đổi đáng chú ý trong kì tuyển sinh của ĐHQG TP Hồ Chí Minh trong năm 2019 là trường sẽ dự kiến tổ chức làm 2 đợt thi năng lực, trước và sau kì thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, các trường thành viên đều tăng chỉ tiêu với phương thức tổ chức kì thi đánh giá năng lực. Chỉ tiêu cụ thể sẽ được xác định chính xác sau ngày họp 27-11, nhưng về cơ bản sẽ dành từ 25%-50% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này.
Việc tăng cường thêm một đợt thi đánh giá năng lực cũng khẳng định, tổ chức thi đánh giá năng lực trở thành phương thức tuyển sinh chính thức và cơ bản của các trường thành viên từ 2019. Như vậy, theo phương thức tuyển sinh thì ĐHQG TP Hồ Chí Minh vẫn có 4 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực. Ngoài ra, chú trọng đưa thêm tiêu chí xét các bằng cấp quốc tế để chọn lựa thí sinh chất lượng.
Tăng mức độ khó, nhưng vẫn nằm trong nội dung chương trình phổ thông
Cũng theo TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (TP Hồ Chí Minh), trong kì tuyển sinh năm 2019, về cơ bản, cách thức tổ chức và định hướng đề thi sẽ giữ ổn định như 2 năm trước. Tuy nhiên, trường sẽ tiến hành sớm, bắt đầu từ tháng 12 sẽ lập nhóm làm đề.
Trong đó, mỗi năm trường sẽ bổ sung khoảng 200 - 300 câu hỏi vào ngân hàng đề thi. Trong đó, môn Toán sẽ tập trung vào những câu hỏi kiểm tra khả năng tư duy logic của thí sinh nhiều hơn, đánh giá khả năng suy luận của thí sinh.
Tóm lại là hình thức đề thi Toán sẽ khó hơn, nhưng vẫn bám theo chương trình phổ thông để đề thi không quá xa lạ với thí sinh hay mang tính chất đánh đố. Theo đó, đề sẽ kiểm tra kiến thức về khoa học tự nhiên, tư duy logic, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng viết thông qua các kiến thức của chương trình THPT: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh. Trong đó, câu hỏi kiểm tra năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức gồm 50% mức độ dễ, 20% suy luận tổng hợp, 15% tính toán và suy luận, 10% mức độ khó và 5% sáng tạo. Kiến thức môn Toán và Vật lý tập trung vào chương trình lớp 12, Hóa và Sinh kiểm tra thêm kiến thức lớp 10 và 11.
Riêng về nội dung đề thi năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh, theo TS Quốc Chính, dự kiến đề thi vẫn sẽ giữ ổn định về cấu trúc và mức độ khó dễ. Cụ thể, bài thi về tiếng Anh đánh giá thí sinh trong khả năng đọc- hiểu tiếng Việt và tiếng Anh, tư duy logic, xử lý số liệu và giải quyết các vấn đề tự nhiên - xã hội.
Tuy nhiên, nội dung các câu hỏi trong đề đều nằm trong nội dung cơ bản kiến thức THPT. Hiện ngân hàng đề thi đã có 2.000 câu hỏi. Nhưng kiến thức kiểm tra trong năm sau sẽ không sử dụng lại những nội dung đã soạn trong đề thi của năm trước.
Trong khi đó, Trường ĐH Việt Đức xét tuyển thí sinh bằng kết quả bài thi TestAS - kỳ thi dành cho TS nước ngoài muốn đăng ký vào học tại các trường ĐH của Đức. TS có thể lựa chọn ngôn ngữ làm bài thi là tiếng Anh hoặc tiếng Đức, bao gồm: bài thi TestAS bao gồm 3 thành phần, bắt đầu bằng bài thi ngoại ngữ trực tuyến nhằm kiểm tra năng lực ngoại ngữ tổng quát của thí sinh. Bài thi trắc nghiệm kiến thức cơ bản kiểm tra các kỹ năng tổng quát cần thiết.