Xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại
- Nuôi sinh vật ngoại lai: Coi chừng “kế đà đao”
- Sinh vật ngoại lai xâm lấn Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
- Cần phát hiện sớm sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai
Theo Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cụ thể 14 loài sinh vật ngoại lai được nêu ở trên có 2 loài xâm hại nghiêm trọng là Trinh nữ thân gỗ (tên khoa học Mimosa pigra) và Bìm bôi hoa vàng (tên khoa học Merremia sp); 3 loài xâm hại cao là Ốc bươu vàng (tên khoa học Pomacea canaliculata), Ốc sên châu phi (tên khoa học Achatina fulica) và Trinh nữ móc (tên khoa học Mimosa diplotricha); 1 loài xâm hại vừa là Cá rô phi đen (tên khoa học Oreochromis mossambicus); 4 loài ít xâm hại gồm: Cỏ lào (tên khoa học Chromolaena odorata), cây ngũ sắc (tên khoa học Lantana camra), bèo tây (tên khoa học Eichhornia crassipes), cây keo dậu (tên khoa học Leucaena leucocephala); có 4 loài rất ít xâm hại đó là: Cây lược vàng (tên khoa học Callisia fragrans), cây cứt lợn (tên khoa học Ageratum conyzoides), cúc liên chi (tên khoa học Parthenium hysterophorus) và cá trê phi (tên khoa học Oreochromis mossambicus)…
Bìm bôi vàng có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây - Trung Quốc). Đây là loại cây có sức sống cao, lây lan nhanh và thường bao trùm lên tất cả các loài thực vật, gây khó khăn cho quá trình phát triển của cây chủ. Ở vùng đệm của Vườn, Bìm bôi vàng phát triển, xâm hại nhiều nhất ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch với diện tích ước tính khoảng trên 30 ha…
Từ kết quả điều tra, nghiên cứu được ở trên, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và đặc biệt là với cộng đồng dân cư trên địa bàn để cùng tham gia diệt trừ các loài sinh vật có nguy cơ xâm hại nhằm giữ gìn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và sản xuất ở đây…