Người Hà Nội liều mạng mưu sinh cạnh trạm biến áp

Thứ Bảy, 19/11/2016, 08:45
Trên các tuyến đường Hà Nội, hàng trăm bốt điện, trạm biến áp vẫn đang nằm sát khu dân cư, nhà dân. Bên cạnh đó, nhiều người dân tự ý buôn bán hàng hóa ngay dưới bốt điện. 

Vừa qua trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra vụ nổ bốt điện đặc biệt nghiêm trọng khiến 1 người tử vong và 4 người bị bỏng nặng. 

Hiện trường xảy ra sự việc khiến nhiều người bỏng nặng

Hiện nay, trên các tuyến đường Hà Nội có hàng trăm bốt điện, trạm biến áp vẫn đang nằm sát khu dân cư, nhà dân cùng với đó là việc nhiều người dân tự ý buôn bán hàng hóa ngay dưới bốt điện. Đây là mối nguy hiểm, có thể xảy ra hiểm họa bất cứ khi nào.

Theo quy định, đối với những trạm biến áp treo, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo hành lang an toàn trạm điện là từ 2 - 3m. Thế nhưng, những cửa hàng nhỏ vẫn ngang nhiên bày bán ngay dưới chân các trạm biến áp cao thế.

1-Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội hiện nay, không ít người dân vì mưu sinh đã “liều mạng với tử thần”, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh ngay cạnh tủ biến áp của ngành điện lực.

Trên thực tế, nhiều tuyến phố ở Hà Nội hiện nay, không ít người dân vì mưu sinh đã “liều mạng với tử thần”, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh ngay cạnh tủ biến áp của ngành điện lực.

Bốt điện, trạm điện cao áp nằm sát nhà dân, người dân tự ý kinh doanh quanh khu vực bốt điện tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn đến tính mạng của người dân. Mỗi người dân cần tự giác bảo vệ tính mạng của mình và cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Trước đó; khoảng 14h30 phút ngày 17-11, trạm biến áp trước trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan ban ngành quận Hà Đông (Hà Nội) đã  xảy ra nổ lớn. Sau tiếng nổ, lửa bùng lên dữ dội.

Hậu quả, vụ nổ khiến ông Vũ Đình Thái (SN 1953) và vợ là bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1959) cùng trú tại số 49 (đường Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông), đang bán nước cạnh đó văng ra ngoài. Ba người khách ngồi uống nước cũng bị ảnh hưởng. 

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng Quốc gia. Được biết, trong quá trình điều trị đã có 1 nạn nhân tử vong do vết thương quá nặng.

Theo quy định, đối với những trạm biến áp treo, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo hành lang an toàn trạm điện là từ 2 - 3m. Thế nhưng, những cửa hàng nhỏ vẫn ngang nhiên bày bán ngay dưới chân các trạm biến áp cao thế.
Vô tư kinh doanh và treo các mặt hàng dưới chân trạm biến áp La Thành 1 (quận Đống Đa)
Quán bán bánh chuối, bánh khoai nằm ngay dưới trạm biến áp cao thế, khách hàng ăn bánh ngay sát cạnh tủ điện trên đường Thụy Khuê
Trên các trạm biến áp có biển cấm Cấm vào. Điện cao áp nguy hiểm chết người nhưng vẫn không đe dọa được người dân sống xung quanh. Tại phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) một cửa hàng quần áo nằm cách trạm biến áp 1 m
Người dân kinh doanh ngay dưới chân trạm biến áp. Ảnh chụp trên phố La Thành
Một Trạm biến áp khác nằm trên phố Thụy Khuê (quận Hoàn Kiếm) phía dưới là một cửa hàng chuyên độ xe máy, mặc dù đã có biển cấm Cấm sờ nguy hiểm có điện chết người hay cấm trèo điện áp cao nguy hiểm.
Một quán bán hoa quả và cửa hàng sửa xe máy nằm sát trạm biến áp trên phố Thụy Khuê
Hai người đàn ông sửa khóa dưới chân trạm biến áp Khâm Thiên 4 (quận Đống Đa). Họ cho biết đã quen làm việc và sinh hoạt tại đây nhiều năm nên không thấy nguy hiểm. Dọc tuyến đường này có đến 10 trạm biến áp.
Một trạm biến áp trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) được quây hàng rào xung quanh để chứa rác.
Cửa hàng ăn uống nằm cạnh trạm biến áp trên đường Hoàng Cầu mới (quận Đống Đa)
Một cửa hàng bán đồ kim khí nằm lọt thỏm tại trạm biến áp đường Láng (quận Đống Đa),Bà chủ cửa hàng cho biết đã kinh doanh tại khu vực này nhiều năm nay. “Luôn có lực lượng điện lực đi kiểm tra an toàn trạm biến áp này nên chúng tôi rất yên tâm”
Xuân Đoàn
.
.
.