Tiến hành cưỡng chế, dỡ bỏ nhà nổi Hồ Tây
- Xung quanh việc di dời tàu thuyền nhà nổi Hồ Tây: Kết luận thanh tra vẫn là một ẩn số?
- Nhà nổi Hồ Tây bị DN "bỏ rơi"
- Nhà nổi Hồ Tây được hoạt động đến hết ngày 30/9
Theo ghi nhận tại đây, hầu hết các nẻo đường dẫn vào đây đều bị cấm, phóng viên cũng không được tiếp cận hiện trường và liên tục bị nhắc nhở không được quay phim, chụp ảnh.
Theo quan sát, có khá đông lực lượng công an, thanh tra giao thông, đại diện Uỷ ban nhân dân phường Thụy Khuê, lực lượng dân phòng... cùng tham gia làm nhiệm vụ.
Ngoài việc đưa lực lượng vào làm nhiệm vụ cưỡng chế, thì các phương tiện như máy cẩu, xuồng máy... cũng được đưa đến hiện trường để kéo sập các cổng chào, đường dẫn.
Bên trong nhà nổi, khá đông nhân viên môi trường đang thu dọn đồ đạc. Tuy nhiên, trong 4 nhà nổi còn tồn tại, thì du thuyền Potomac là du thuyền đầu tiên cơ quan chức năng thực hiện lệnh cưỡng chế.
Trước đó, đồng ý với chủ trương di dời các du thuyền về vị trí tập kết và tháo dỡ nhưng bốn doanh nghiệp kinh doanh du thuyền ở hồ Tây đề nghị Hà Nội hỗ trợ tài chính.
Cụ thể, 4 doanh nghiệp kinh doanh du thuyền trên hồ Tây đã có đơn kiến nghị trước thời điểm UBND phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ thực hiện cưỡng chế tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng khu vực bến thủy nội địa của các du thuyền.
Được biết, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho biết thành phố đã có thông báo về việc xem xét các ý kiến phản ảnh của doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp gửi báo cáo về nguồn gốc, xuất xứ của tàu, thuyền, phương tiện nổi, thời gian đưa vào sử dụng, vận hành phương tiện, giá trị ban đầu, giá trị sau khấu hao đến thời điểm hiện tại.
UBND thành phố cũng yêu cầu thống kê hợp đồng lao động, số lượng lao động, tiền lương phải trả, khó khăn, vướng mắc của người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh để thành phố xem xét
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại được tại thời điểm cưỡng chế: