Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ
- Hà Nội tiêu hủy hơn 16% tổng đàn lợn vì bệnh Dịch tả lợn châu Phi
- Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Sóc Trăng tiêu hủy gần 150 con heo bị dịch tả heo châu Phi
Ngày 4-6, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cùng ngành chức năng đã kiểm tra, chỉ đạo xử lý bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại ấp Giồng Mới (xã Huyền Hội, huyện Càng Long).
Vào ngày 3-6, hộ nuôi trên địa bàn xảy ra hiện tượng heo bệnh chết 6/15 con, tổng đàn nuôi. Cán bộ thú y tiến hành lấy mẫu và gửi về Chi cục Thú y vùng VII xét nghiệm và phát hiện dương tính dịch tả lợn Châu Phi. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy số lợn nhiễm bệnh.
Ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh kiểm tra công tác chống dịch ở Càng Long. |
"UBND huyện Càng Long và các địa phương lân cận, ngành chức năng có liên quan phải thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng và theo dõi tình hình diễn biến bệnh dịch tả lợn châu Phi để kịp thời xử lý, không để ổ dịch lây lan trên diện rộng", Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo.
Tại Tiền Giang phát hiện 6 trường hợp dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè. Tỉnh Tiền Giang thành lập nhiều chốt kiểm dịch trên đường bộ và đường thủy.
Đối với các vùng xảy ra dịch bệnh, các cơ quan chức năng đang khẩn trương tiêu độc khử trùng, tránh dịch bệnh lây truyền qua các địa phương khác.
Chốt kiểm dịch ở Tiền Giang. |
Còn tại Đồng Tháp, có 30 hộ chăn nuôi ở 18 xã của 8 huyện có lợn mắc bệnh với số lượng tổng đàn là hơn 1.330 con.
Tại Cần Thơ, tiếp tục phát hiện thêm nhiều ổ dịch mới. Ngày 4-6, huyện Phong Điền đã tiến hành tiêu huỷ số lợn nhiễm bệnh tại xã Mỹ Khánh.
Ông Trương Nhựt Quang, Bí thư xã Mỹ Khánh chỉ đạo công tác tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh tại ấp Mỹ Hoà vào trưa 4-6. |
"Ban đầu, dịch tả phát tại hộ nuôi ở ấp Mỹ Nhơn, sau đó Mỹ Long và Mỹ Hoà. Trong sáng nay, lực lượng chức năng đã tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh tại hộ ở ấp Mỹ Hoà, tiến hành phun thuốc tiêu độc khử để tránh lây lan", ông Trương Nhựt Quang, Bí thư xã Mỹ Khánh.