Cảnh báo lừa đảo tài chính dịp Tết
- “Cơn bão” lừa đảo tài chính qua mạng và những giấc mơ đổi đời
- Thêm một website lừa đảo tài chính qua mạng Internet
Cụ thể, những thủ đoạn thường gặp là đối tượng gian lận thường chủ động liên hệ với khách hàng qua điện thoại, mạng xã hội hoặc email với các nội dung như giả mạo cơ quan điều tra thông báo liên quan đến một vụ án bất kỳ và yêu cầu khách hàng chuyển tiền để phục vụ điều tra, giả mạo thông báo trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, giả mạo người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền hộ, giả mạo cán bộ của ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu hoặc mã PIN để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) hoặc thẻ.
Bên cạnh đó, hiện tại Vietcombank cũng ghi nhận một số kịch bản lừa đảo mới của các đối tượng gian lận khác như đối với khách hàng là chủ đơn vị bán hàng trực tuyến, đối tượng giả mạo người đang ở nước ngoài cần mua hàng hóa dịch vụ/trực tuyến cho người thân.
Khách hàng cần giữ bí mật mã PIN thẻ, mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP. Ảnh CTV |
Đối với khách hàng đang sử dụng ví điện tử (Zalo, MoMo, Payoo...) đăng tải câu hỏi lên website/Fanpage của nhà cung cấp, đối tượng mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ với khách hàng và hỏi về vướng mắc khi sử dụng dịch vụ; sau đó, đối tượng sẽ lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ NHĐT như là 1 bước yêu cầu để khắc phục lỗi dịch vụ.
Sau khi khách hàng cung cấp, đối tượng sẽ lợi dụng thông tin này để thực hiện giao dịch gian lận. Riêng đối với khách hàng có nhu cầu vay tín dụng trực tuyến, đối tượng giả mạo là người cho vay trực tuyến để lừa khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ và thông tin dịch vụ NHĐT, sau đó, đối tượng lợi dụng các thông tin này để thực hiện giao dịch gian lận.
Khách hàng nên kiểm tra thông tin được sử dụng để thực hiện giao dịch. |
Trước nhưng mánh khóe lừa đảo này, Vietcombank khuyến cáo khách hàng các bước bảo mật thông tin. Theo đó, khách hàng giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ NHĐT, bao gồm: Mã PIN thẻ, Mật khẩu truy cập, Mật khẩu giao dịch một lần OTP, Mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân cho bất cứ ai và bằng bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp...).
Xác thực người đề nghị bạn thực hiện giao dịch tài chính: Đối tượng gian lận có thể giả mạo danh tính của người khách hàng quen biết thông qua mạng xã hội cũng như các kênh liên lạc khác như email, điện thoại, thư giấy, SMS... để lừa đảo, gợi ý quý khách cho vay/chuyển tiền tới tài khoản của tin tặc.
Kiểm tra thông tin được sử dụng để thực hiện giao dịch: Quý khách chỉ nên thực hiện giao dịch tại website uy tín, có độ bảo mật cao và kiểm tra kỹ tên miền website trước khi gõ các thông tin bảo mật (đối tượng gian lận có thể chuyển hướng khách hàng đến các website lừa đảo).
Cập nhật các phần mềm bảo mật và ứng dụng Vietcombank mới nhất. Đăng xuất khỏi tài khoản ngay sau khi hoàn thành phiên giao dịch. Đọc và thực hiện đúng các Hướng dẫn giao dịch an toàn (click tại đây) để đảm bảo sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử/thẻ đúng cách, an toàn, bảo mật.
“Vietcombank xin khẳng định không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân trừ khi khách hàng chủ động gọi điện đến hotline 1900 54 54 13 để được trợ giúp và ngân hàng yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin để định danh khách hàng. Vietcombank không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ như: Mật khẩu truy cập, Mã giao dịch OTP của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử nào, Mã kích hoạt ứng dụng Vietcombank Smart OTP dưới bất kỳ hình thức nào. Vietcombank không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại/số tài khoản nào để nhận thưởng, nhận tiền hoàn trả...”, Vietocmbank nhấn mạnh.