Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm

Thứ Năm, 24/11/2022, 16:04

Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp (DN).

Trong 10 năm (1/2012 đến 9/2022), ngành Hải quan đã tổ chức 1.771 hội nghị, hội thảo, tập huấn, đối thoại cho người khai hải quan, người nộp thuế, DN. Qua đó đã tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp kịp thời nhiều ý kiến vướng mắc của người khai hải quan, người nộp thuế, DN.

Hải quan lắng nghe, tiếp thu và kịp thời gỡ vướng, hỗ trợ doanh nghiệp

Tổng cục Hải quan cho biết, trong những năm qua, các đơn vị Hải quan thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với DN. Các hội nghị đối thoại được tổ chức thường niên ở các cấp là công cụ hiệu quả để cơ quan Hải quan lắng nghe, tiếp thu và kịp thời gỡ vướng, hỗ trợ DN, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tốt hơn, hiệu quả hơn.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0
Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp do Chi cục Hải quan Thái Bình (Cục Hải quan Hải Phòng) tổ chức ngày 9/6/2022. Ảnh: T.Bình

Cũng qua hội nghị đối thoại, cơ quan Hải quan đã nắm thêm được những thông tin bổ ích phục vụ công tác cải cách hành chính về hải quan đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện tiêu cực của cán bộ công chức (CBCC).

Đặc biệt, sau mỗi hội nghị đối thoại với cộng đồng DN được Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức thường niên ở phía Bắc, phía Nam, một số văn bản về chính sách, thủ tục hải quan và quản lý thuế đã được sửa đổi ban hành mới, thay thế để tạo điều kiện thuận hơn nữa cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Kết quả được thể hiện bằng việc Tổng cục Hải quan đã tích cực đẩy mạnh công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan. Theo đó, trong 2 năm 2020 và 2021, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 5% số quy định và 5% chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ; đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 19/29 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 22/52 thành phần hồ sơ của các thủ tục công nhận kho, bãi, cảng, cửa hàng miễn thuế.

Theo ông Đào Thịnh Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), cơ quan Hải quan các cấp thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại, một mặt để DN có điều kiện phản ánh những vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý XNK, thủ tục hải quan, tinh thần thái độ phục vụ của CBCC Hải quan khi thi hành công vụ, mặt khác, cơ quan Hải quan nắm bắt thông tin, kịp thời xây dựng các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện trong toàn Ngành.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, cơ quan Hải quan đã biên soạn, phát hành trên 270.000 tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp. Trong đó, nội dung tập trung vào các quy định mới trong lĩnh vực hải quan và đối tượng liên quan chủ yếu là người khai hải quan, người nộp thuế, DN.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành Hải quan luôn chú trọng hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế, DN thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đối thoại. Hàng năm, cơ quan Hải quan các cấp đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tạo điều kiện tối đa để người khai hải quan, người nộp thuế, DN phát biểu, nêu ý kiến về những vấn đề trong lĩnh vực hải quan cần được hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Trịnh Văn Nhuận, để hỗ trợ DN, Hải quan Quảng Ninh đã đổi mới mô hình quản lý, thay đổi tư duy hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, sáng tạo, mạnh dạn đề xuất thay đổi mô hình và áp dụng phương thức quản lý mới, thay đổi tư duy của cán bộ, công chức trong hỗ trợ DN đã giúp Hải quan Quảng Ninh đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác cải cách, hiện đại hóa.

Theo đó, thời gian qua, Hải quan Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả các hệ thống công nghệ thông tin của Ngành, đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn; 100% tờ khai hàng hóa XNK được khai báo trên hệ thống thông quan tự động, tích hợp với các phần mềm vệ tinh.

Đơn vị cũng tổ chức triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN theo đúng lộ trình; triển khai dịch vụ công trực tuyến theo cấp độ 3, 4 cho 72/72 thủ tục hải quan, với hơn 5.000 bộ hồ sơ được xử lý của 500 DN tham gia.

Bên cạnh đó, việc tiếp nhận thông tin, trả kết quả kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ có liên quan đến bộ hồ sơ hải quan, việc làm thủ tục đối với phương tiện tàu biển xuất nhập cảnh đã được triển khai trên Hệ thống một cửa quốc gia.

Nhờ triển khai Hệ thống giám sát Hải quan tự động (VASSCM) tại 2 cảng biển và 20 kho ngoại quan giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp quản lý kinh doanh cảng, kinh doanh kho, bãi, địa điểm.

Một trong những kết quả nổi bật về cải cách hiện đại hóa của Hải quan Quảng Ninh là đơn vị đã mạnh dạn đề xuất thay đổi mô hình và áp dụng phương thức quản lý mới. Đó là, xây dựng tổ chức triển khai thành công Đề án “Mô hình thực hiện thủ tục và quản lý hải quan tập trung" tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái. Đây là một mô hình quản lý hải quan tập trung điển hình trong toàn ngành Hải quan, là tiền đề cho việc triển khai mô hình thực hiện hải quan, thông quan tập trung sau này.

Sau hơn 4 năm triển khai, đến nay mô hình quản lý mới này đã đạt được ‘4 giảm’ gồm: giảm thời gian thông quan 3 giờ đối với hàng nhập, 1 giờ đối với hàng xuất; giảm thời gian, chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp; giảm việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ hải quan và doanh nghiệp; giảm được 2 đầu mối dây chuyền thủ tục tiếp nhận hồ sơ và 13 biên chế. Đồng thời, đã đạt được ‘4 tăng’ gồm: tăng số lượng tờ khai, tăng kim ngạch, tăng số DN tham gia hoạt động XNK và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Trong công tác hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Cục Hải quan Quảng Ninh đã tập trung triển khai nhiều cách làm sáng tạo để đưa hoạt động này đi vào thực chất, hiệu quả. Cụ thể, thay đổi tư duy của cán bộ, công chức trong hỗ trợ doanh nghiệp từ “Cung cấp những gì cơ quan Hải quan có” sang “Cung cấp, hỗ trợ những gì doanh nghiệp cần”, từ “Đợi doanh nghiệp hỏi mới trả lời” sang “Chủ động tìm hiểu, nắm bắt khó khăn, vướng mắc đồng hành tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn của DN”.

12 doanh nghiệp tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Bắc Ninh

Ngày 21/11, Cục Hải quan Bắc Ninh tổ chức Hội nghị triển khai và ký kết Biên bản ghi nhớ, kế hoạch hành động Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0
Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh ký kết biên bản ghi nhớ và chương trình hành động với các doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Cuc Hải quan Bắc Ninh đã ký kết biên bản ghi nhớ và kế hoạch hành động với 12 doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan công nhận tư cách thành viên tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Chương trình là một trong những tiền đề giúp Cục Hải quan Bắc Ninh tiếp tục chuẩn hóa các thủ tục hành chính và cam kết tạo thuận lợi thương mại; hướng tới hải quan số, hải quan thông minh.

Giảm gánh nặng về thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục XNK của DN

Theo ông Đào Thịnh Vinh, để DN phục hồi và phát triển sau ảnh hưởng của dịch, ngành Hải quan đã và đang áp dụng tối đa các biện pháp quản lý rủi ro về hải quan, qua đó, giảm gánh nặng về thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục XNK của DN.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu duy trì các giải pháp đảm bảo thông quan hàng hoá. Nâng cao hiệu quả các giải pháp về công nghệ thông tin để hỗ trợ người khai hải quan, người nộp thuế; kết nối trao đổi thông tin với các bộ, ngành khi giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh.

4 doanh nghiệp tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Lào Cai

Cục Hải quan Lào Cai vừa tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Tại buổi Lễ, lãnh đạo Cục Hải quan Lào Cai đã ký kết bản ghi nhớ với đại diện 4 DN gồm: Công ty CP Phốt Pho Apatit Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Nam Tiến, Công ty CP Vật tư nông sản(APROMACO), Trung Tâm dịch vụ khu kinh tế tỉnh Lào Cai.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0

Theo Biên bản ghi nhớ, DN sẽ được cơ quan Hải quan tạo thuận lợi, hỗ trợ hướng dẫn về các nội dung liên quan khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, quá cảnh. Cập nhật từ đầu năm đến 15/10, tổng kim ngạch qua Hải quan Lào Cai đạt hơn 1,2 tỷ USD, giảm 12,97% so với cùng kỳ năm 2021. Về công tác thu ngân sách, toàn Cục thu được 1.278,6 tỷ đồng, đạt 83,02% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao (1.540 tỷ đồng); đạt 71% chỉ tiêu HĐND tỉnh Lào Cai giao phấn đấu (1.800 tỷ đồng).

Đơn giản hoá hồ sơ hải quan, bãi bỏ các chứng từ không cần thiết, đơn giản hoá các khâu nghiệp vụ... Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phuơng duy trì các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, tránh ách tắc hàng hoá, đảm bảo thông quan hàng hoá được thông suốt. Cơ quan Hải quan mong muốn DN chủ động hơn nữa trong việc phản hồi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi pháp luật.

Đồng thời, tích cực đóng góp, đề xuất giải pháp cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới thuế, hải quan nhằm đảm bảo tính khả thi, sự công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật. Từ đó giải quyết kịp thời các vướng mắc và kiến nghị cấp trên giải quyết các vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền được phân cấp.

Ở góc độ địa phương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Trịnh Văn Nhuận cho rằng, trước những yêu cầu mới về chuyển đổi số của ngành Hải quan, tới đây, Hải quan Quảng Ninh tiếp tục xây dựng dự thảo Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa của Cục Hải quan Quảng Ninh từ nay đến năm 2025.

Hải quan Đồng Tháp ký kết, hỗ trợ 4 doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan

Ngày 15/11, Cục Hải quan Đồng Tháp đã tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ đối với 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH liên doanh Nghị Phong, Công ty TNHH Tỷ Thạc, Công ty TNHH Pilmico Việt Nam, Công ty CP XNK y tế Domesco.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0

Tại buổi ký kết, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp và đại diện các DN tham gia ký kết mong muốn hai bên cùng nhau thực hiện đúng theo các nội dung biên bản đã ký kết tham gia chương trình, giúp DN nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh vi phạm pháp luật hải quan, nhằm tạo thuận lợi nhất trong hoạt động XNK hàng hóa.

Theo đó, đảm bảo tính tập trung, trọng tâm gắn với nội dung cải cách, phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan, đồng thời phải đảm bảo tính kết nối với chương trình cải cách hành chính, chương trình chuyển đổi số, chủ trương phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh Quảng Ninh; bám sát chương trình chủ trương phát triển hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu tiếp giáp với phía nước bạn Trung Quốc.

Trong dự thảo Kế hoạch, Hải quan Quảng Ninh đề ra 6 mục tiêu chủ yếu, 9 nhóm chỉ tiêu với 27 nội dung chỉ tiêu phấn đấu, 10 nhóm giải pháp, với 260 hoạt động triển khai toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong đó, mục tiêu cụ thể gồm cải cách thể chế; cải cách và hiện đại hóa các thủ tục hải quan, công tác quản lý nhà nước về hải quan; hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hải quan, trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, hiện đại hóa trong hoạt động trang sắm tài sản; cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ, công chức; cải cách phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp; cải cách trong hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về hải quan; hợp tác giữa cơ quan hải quan và các bên liên quan.

Đối với các hoạt động triển khai, đơn vị đã phân giao cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh triển khai thực hiện, phân công rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện, thời gian hoàn thành, sản phẩm cụ thể…

Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa Lê Xuân Huế cho biết, thời gian qua, Cục Hải quan Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để chủ động xây dựng các kế hoạch, tập trung cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK. Các hệ thống hải quan điện tử được vận hành ổn định. Đáng chú ý, hồ sơ khai báo phương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử qua hệ thống E-Manifest đạt 100%; 100% tờ khai hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS.

Mức độ tự động hóa trong khai báo và làm thủ tục hải quan góp phần vào sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa XNK của đơn vị. Đến cuối tháng 10/2022, tổng kim ngạch hàng hóa XNK làm thủ tục qua Cục Hải quan Thanh Hóa đạt gần 12 tỷ USD, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Đức Hùng cho biết, tổng số DN làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh là 5.615 DN. Qua thống kê, số liệu về phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan tại Cục Hải quan Bắc Ninh có trên 58,4% các DN có mức tuân thủ thấp (mức 4), 23,6% DN có mức tuân thủ trung bình (mức 3), còn lại là các mức 1, mức 2.

Năm 2021, tổng kim ngạch XNK trên địa bàn quản lý đạt 163 tỷ USD và đã trở thành đơn vị Hải quan có kim ngạch XNK đứng đầu cả nước. Tính từ 1/1 đến 16/11/2022, tổng kim ngạch XNK đạt 159,2 tỷ USD (bằng 110% cùng kỳ năm 2021) và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong các đơn vị Hải quan cả nước. Cũng tính đến ngày 16/11/2022, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải quan Bắc Ninh quản lý đạt 11.223 tỷ đồng (đạt 103,5% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao).

Hải quan Thanh Hóa thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật

Cục Hải quan Thanh Hóa mới đây đã ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật với Công ty TNHH giày Alena Việt Nam.

Ngành Hải quan tập trung tuyên truyền chính sách theo vấn đề doanh nghiệp quan tâm -0

Việc ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật là lời cam kết giữa hai bên: Hải quan-Doanh nghiệp cùng đồng hành, hỗ trợ. Dự kiến, trong năm 2022, Cục Hải quan Thanh Hóa sẽ ký kết biên bản ghi nhớ chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật với 7 DN.

Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp do Chi cục Hải quan Thái Bình (Cục Hải quan Hải Phòng) tổ chức ngày 9/6/2022. Ảnh: T.Bình

Lưu Hiệp
.
.
.