Du lịch Quảng Ninh tính cách cất cánh trong“bình thường mới”
- Du lịch Quảng Ninh khởi sắc những ngày đầu năm mới
- Du lịch Quảng Ninh tổng thu trong 3 tháng đạt hơn 7.300 tỷ đồng
Theo ông Mạnh Quân, điều này chứng minh sức hút hiếm có của vùng đất di sản và đây là một thế mạnh lớn của Hạ Long, Quảng Ninh. Hiện câu chuyện kích cầu đang tập trung nhiều vào du khách nội địa nhưng sớm hay muộn, khi tình hình dịch bình ổn, Quảng Ninh cũng phải sẵn sàng để đón khách quốc tế trở lại.
Bài toán mở cửa
Theo ông Quân, khi ông làm việc với các đối tác Hàn Quốc, họ đặt vấn đề tổ chức chuyến bay đến Vân Đồn, chiều ra đón ở Hà Nội hoặc ngược lại. Điều này chứng minh rằng nhiều khách quốc tế lâu nay mới chỉ “lưu trú một nửa" tại Hạ Long và các cơ quan cần nghiên cứu nhiều hơn về việc tăng thời gian lưu trú của du khách quốc tế tại đây.
“Chúng tôi mong muốn là “người chèo đò”, giúp đưa du lịch Quảng Ninh đến với thế giới”, ông Quân nói và cho biết mục tiêu của Bamboo Airways là kết nối Vân Đồn với tất cả các thị trường du lịch trong và ngoài nước.
Các chuyên gia du lịch luận bàn giải pháp đưa du lịch Quảng Ninh bứt phá. |
Hãng cũng đang tính toán đa dạng hóa các sản phẩm đường bay, giá vé, tập trung cung cấp dịch vụ 5 sao, liên kết với các đơn vị du lịch trong và ngoài hệ thống FLC để xây dựng các combo trọn gói đa dạng có chi phí tối ưu. Trước mắt, nhiều combo của thị trường Quảng Ninh với sân golf, vé bay và phòng lưu trú đã được cung cấp.
Kích cầu mùa đông
Theo nhận định của bà Nguyễn Phúc Ngân, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty TNHH MTV Quản lý khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC, du lịch không thực sự có mùa thấp điểm mà chỉ là chưa khai thác được tiềm năng, nội lực, chưa thay đổi thói quen của khách hàng.
Bà Ngân cho hay, một trong những sản phẩm doanh nghiệp đang rất tập trung khai thác để thay đổi khái niệm “thấp điểm” là sản phẩm du lịch MICE cao cấp, bởi phân khúc này hầu như không phụ thuộc vào mùa.
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng Giám đốc thường trực Hãng hàng không Bamboo Airways. |
Bà Nguyễn Phúc Ngân, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty TNHH MTV Quản lý khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC. |
TS. Nguyễn Thu Thuỷ, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội. |
“Tại Quảng Ninh, chúng tôi có quần thể nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế có view đẹp bậc nhất Hạ Long. Với 650 phòng khách sạn, cùng hơn 300 villa và các phòng hội nghị sức chứa 1.500 người, FLC Hạ Long sẵn sàng đón lượng khách lớn cho các đoàn du lịch MICE khi đến với Hạ Long”, bà Ngân nói và cho biết FLC Hạ Long đang thiết kế các sản phẩm MICE linh hoạt cho du khách, với “size” đa dạng. Bên cạnh các gói 200-300 người, khách sạn có các gói nhỏ 30-50-100 người với các tiện ích, chi phí được nghiên cứu tối ưu cho MICE.
Ngoài các gói dịch vụ thông thường, FLC Hạ Long cũng kết hợp các hoạt động giải trí khác như MICE với golf, MICE với du thuyền; đồng thời, đưa ra những chính sách rất hấp dẫn với công ty du lịch khi liên quan đến dòng khách này, bà Ngân cho biết.
Đồng quan điểm về tính ưu việt của phân khúc MICE, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội cho rằng, Quảng Ninh là điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Việt Nam, nhất là du lịch hội nghị hội thảo.
Ký kết thỏa thuận hợp tác Du lịch Quảng Ninh – Cơ hội bứt phá. |
“Từ cuối năm 2018 khi Tập đoàn FLC khai trương Khu nghỉ dưỡng FLC Hạ Long và sân bay Vân Đồn được đưa vào khai thác, mảng du lịch MICE đã có bước phát triển rất mạnh mẽ. Đây là địa phương có chất lượng cơ sở vật chất đứng đầu miền Bắc về tổ chức hội nghị, hội thảo”, ông Dũng đánh giá và cho rằng Hạ Long – Quảng Ninh hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm chuyên về tổ chức sự kiện, tương tự như Thành phố Đà Nẵng ở miền Trung.
Để làm được điều này, chính quyền tỉnh Quảng Ninh nên có thêm các gói hỗ trợ dành cho các đoàn du khách lưu trú trên 1 đêm hoặc những đoàn du khách quy mô lớn. Những gói hỗ trợ này sẽ hấp dẫn thêm các đoàn khách hội nghị, sự kiện.
Câu chuyện quảng bá
Theo TS. Nguyễn Thu Thuỷ, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, du lịch Quảng Ninh cần chọn cho mình một thông điệp, một điểm nhấn trọng tâm.
“Quảng Ninh đã làm thông điệp rất tốt hiện nay là “Nụ cười Hạ Long” - biến người dân Hạ Long thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, nhưng vẫn nên có sự đầu tư, có sự điều tra thấu đáo, để chọn ra điều gì có thể làm thông điệp chính cho Hạ Long”, bà Thuỷ nói và nhận định nếu Hà Nội được coi là trung tâm chính trị, TP.HCM là trung tâm kinh tế, Đà Nẵng là thành phố du lịch thì Hạ Long cần cố gắng đạt được một giá trị cốt lõi nào đó, ví dụ thành phố giải trí. Và Hạ Long sẽ làm được điều này với sự giúp đỡ của các tập đoàn kinh tế lớn.
Còn theo ông Trương Quốc Hùng – Chủ tịch CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội, ngoài việc xây dựng sản phẩm du lịch thì bao giờ cũng cần đẩy mạnh các chương trình quảng bá, trong đó các doanh nghiệp lớn như: FLC, Sun Group hay Vingroup hoàn toàn có thể đóng vai trò đầu tàu, kết hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo được sức lan toả cho du lịch Quảng Ninh.
Trong khuôn khổ tọa đàm, các ký kết thỏa thuận hợp tác cũng đã được thực hiện giữa Công ty Cổ phần Du lịch & Dịch vụ Hòn Gai chi nhánh Quảng Ninh với Hãng hàng không Bamboo Airways; và giữa Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh với Hiệp hội UNESCO Hà Nội, mở ra triển vọng về các liên minh du lịch với hệ sản phẩm tối ưu về tiện ích trong thời gian tới.