Chất lượng chính là nền tảng và giá trị của Tân Hiệp Phát

Thứ Năm, 12/09/2019, 21:05
Toạ đàm "Làm thế nào để có thương hiệu mạnh" diễn ra vào ngày 7-9 với sự tham dự của nhiều doanh nhân, học giả, chuyên gia, nhà văn hóa uy tín đã có những chia sẻ thiết thực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp Việt thực sự lớn mạnh với những thương hiệu ngày càng mạnh,vươn ra thế giới.


Muốn có thương hiệu mạnh thì phải xây nhà từ móng

Trình bày tham luận tại Tọa đàm, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay cơ bản chúng ta giàu lên bằng tài nguyên sẵn có, chứ chưa phải giàu lên theo xu thế của thế giới.

Theo ông, muốn có thương hiệu mạnh thì phải xây nhà từ móng, gắn vào sự sáng tạo và công nghệ, doanh nghiệp cần phải có sự kết nối, tương tác với khách hàng. Vấn đề ở đây là câu chuyện chính sách. Đằng sau những thống kê về tăng trưởng và phát triển của một quốc gia chính là câu chuyện của doanh nghiệp.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, khu vực đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, có thể đóng vài trò rất quan trọng, song nhìn về dài hạn, sự phát triển không thể bền vững. Sẽ không có một khu vực kinh tế tư nhân năng động cũng như các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh nếu thiếu sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và các doanh nghiệp khởi sự (Startups).

Chính doanh nhiệp nhỏ và vừa là khu vực đóng góp lớn nhất cho cạnh tranh trên thị trường, nếu không có sự cạnh tranh thì sẽ không còn thị trường. Họ là khơi nguồn của hoạt động kinh doanh.

"Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thích hợp cùng sự quyết liệt của thực thi. Đặc biệt là liên quan đến sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh công nghệ, là trọng tâm cần ưu tiên. Công nghệ là chất xúc tác hết sức mạnh mẽ cho khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo", ông Võ Trí Thành nhận định.

Chất lượng chính là nền tảng và giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát

Trình bày tham luận "Yếu tố công nghệ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nhìn từ Tân Hiệp Phát", bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho hay trong hành trình 25 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát tự hào khi đã góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về những gì người Việt có thể làm.

Trong nhiều năm qua, Tân Hiệp Phát luôn cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn đa quốc gia và là doanh nghiệp Việt duy nhất trong 5 hãng đồ uống hàng đầu Việt Nam. Tân Hiệp Phát thành công nhờ sự nhất quán trong chiến lược.

Bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

"Từ những ngày đầu, Tân Hiệp Phát xác định phải đi theo thị trường ngách, bởi rất khó cạnh tranh sản phẩm đồ uống có ga với các tập đoàn nước ngoài. Chúng tôi, thay vào đó, đi theo sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khoẻ. Trước đây 10 năm, khi Tân Hiệp Phát tuyên bố đầu tư 300 triệu USD dây chuyền vào công nghệ hiện đại nhất thế giới thì nhiều người tỏ ý không tin", bà Trần Uyên phương chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bà, Tân Hiệp Phát đã chứng minh bằng hành động, và thành công của Tân Hiệp Phát ngày hôm nay cho thấy bước đi đúng đắn của Tân Hiệp Phát một thập kỷ trước. Chất lượng chính là nền tảng và giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát, khi sản phẩm của chúng tôi không có chất bảo quản song vẫn có thể giữ được 12 tháng, giúp tạo ra sự vượt trội, bên cạnh sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm.

Dù đóng vai trò rất lớn, song nếu chỉ phụ thuộc vào máy móc, công nghệ thì chưa đủ, mà phải là quản trị, là kiểm soát được quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối, mà để làm chủ được cần phải có yếu tố con người mang tư duy sáng tạo, đột phá.

Song song với việc triển khai các dự án, một vấn đề quan trọng được THP nghĩ đến đó là việc chuyển giao thế hệ. Chuyển giao thế hệ ở đây không chỉ là nhà sáng lập cho thế hệ tiếp theo của mình là con cái, mà làm cho cho những thế hệ tiếp theo tức là những nhân viên, những thế hệ kế thừa, những lãnh đạo kế thừa của tổ chức hiểu được văn hóa, giá trị của tổ chức đó thì doanh nghiệp mới có thể duy trì được hàng trăm năm.

Do vậy chúng tôi đã triển khai những dự án hệ thống phức hợp hàng đầu xây dựng con người và đánh giá lãnh đạo, mong muốn đào tạo ra những con người thật sự kế thừa, để một doanh nghiệp Việt có thể tồn tại hàng trăm năm. Bà Trần Uyên Phương cho biết thêm.

Toạ đàm "Làm thế nào để có thương hiệu mạnh".

Thương hiệu mạnh hay không phải phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp

Ông Phùng Mạnh Trường - Phó Viện trưởng Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thẳng thắn cho rằng doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu làm thương hiệu, nhưng thương hiệu mạnh hay không phải phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp sinh ra là để cung cấp sản phẩm dịch vụ nào đó, để tồn tại phải được khách hàng công nhận. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp ít chăm lo đến chất lượng sản phẩm và hệ thống quản trị, mà chỉ lo sắm “mác” bên ngoài, cố gắng làm thương hiệu trước và ít chú ý đến chất lượng, cũng như quản trị chất lượng.

“Tôi thấy rằng, một số doanh nghiệp lớn hiện nay chẳng hạn như Tân Hiệp Phát, khi tiếp cận thị trường, những doanh nghiệp này thường không nói nhiều về bản thân doanh nghiệp đó mà nói về vấn đề cốt lõi, làm chất lượng và xây dựng hệ thống quản trị chất lượng, khi đó mới nói đến thương hiệu”, ông Trường cho biết.

Ông mong rằng, đơn vị quản lý cũng như doanh nghiệp quan tâm đến 'sức khỏe' của mình, vấn đề cốt lõi trước khi bàn đến việc thương hiệu mạnh hay không mạnh.

PV

.
.
.