Cần sự thay đổi về chính sách công nghiệp quốc gia
- Ngành Dệt may và “giấc mơ” xuất khẩu 50 tỷ USD
- Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD
- Nắm bắt cơ hội để xuất khẩu hàng dệt may, da giày vào Mỹ
Được đánh giá là buổi tọa đàm quan trọng với nhiều nội dung liên quan đến vấn đề chính sách công nghiệp quốc gia, trong đó có không ít vấn đề cần làm rõ, để có hướng đi đúng đắn trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, buổi tọa đàm đã thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế của công nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới.
Trong lời đề dẫn tọa đàm, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết:
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc. Vị trí Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được cải thiện và đánh giá cao. Mục tiêu trở thành nước công nghiệp đã được Đảng kiên trì thực hiện, tuy nhiên cách thức đã có những thay đổi, đó là chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng và cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là rà soát chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, có một số nội dung không phù hợp trong bối cảnh mới. Do đó, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu Đề án về Chính sách Công nghiệp quốc gia.
Cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Ảnh: CTV. |
Phát biểu tham luận tại hội thảo, GS Kenichi Ohno (Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản) thẳng thắn cho rằng, chính sách công nghiệp của Việt Nam chưa tốt. Có một vấn đề chung là triển khai và tác động văn kiện chưa được rõ. Cấu trúc, nội dung của văn bản và phương thức làm chính sách cũng là vấn đề tồn tại. Về cách viết văn bản cần ngắn gọn, thông tin chắt lọc, cô đọng và thực sự có giá trị.
Ông Ohno nhấn mạnh, cần nghiên cứu cụ thể, thấu đáo nhưng nên chắt lọc để đưa vào văn kiện chứ không nên đưa tất cả nghiên cứu vào. Bên cạnh đó, cần có ý kiến tham gia của nguyên thủ vào các văn kiện.
TS Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam góp ý chỉ nên cấu trúc những ngành ưu tiên, hình thành 2 vùng công nghiệp lõi và công nghiệp đệm. TS Giám nêu vấn đề:
Vùng công nghiệp lõi thì cần tập trung vào các ngành công nghiệp ưu tiên để lôi kéo và tạo thị trường cho các vùng khác phát triển. Một vấn đề khác là nguồn nhân lực được đào tạo có tỷ lệ thấp, tác phong công nghiệp, kỹ năng kém, công nghệ lại lạc hậu 2-3 thế hệ. TS Dương Đình Giám cũng đề nghị: Chính sách công nghiệp quốc gia nên có sự điều chỉnh lại, thu gọn cho hợp lý.
Đại diện ngành dệt may cho biết bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào. Hiện nay mới chỉ cung ứng được chưa tới 1% trong tổng số nhu cầu gần 1 triệu tấn bông, 30% trong tổng số nhu cầu 400.000 tấn xơ. Ngoài ra, khâu dệt vải tạo ra khoảng gần 2 tỷ mét vải mộc/năm phục vụ cho DN may.
70% phụ liệu của dệt may là nhập khẩu. |
Song do chủng loại, chất lượng vải của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của may xuất khẩu (đa dạng, luôn thay đổi theo yêu cầu, thị hiếu của thị trường…), dẫn tới việc ngành may cần 8,5 tỷ mét vải/năm, song phải nhập khẩu tới 6,5 tỷ mét. Đó là chưa kể 70% phụ liệu vẫn phải nhập khẩu.
May xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu (chiếm trên 80% tổng nhu cầu, TQ chiếm khoảng 50%), do tình trạng “nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm, tỷ lệ nội địa hóa chỉ khoảng 50%. Phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT) (65%), phương thức FOB I và FOB II (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1% (sản xuất và tiếp thị bán hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại nước ngoài).
Trước thực trạng trên, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho rằng, quan trọng của phát triển công nghiệp phải hướng vào thị trường và xuất khẩu. Trước đây ta đặt ra mục tiêu quá cao, trong khi trình độ của chúng ta yếu nên không phát triển được. Doanh nghiệp tư nhân phải đóng vai trò chủ đạo, nhưng nếu nhà nước không hỗ trợ thì sẽ rất khó khăn, bên cạnh đó, cần tạo nền tảng cho ngành công nghiệp chế tạo.
Ông Hoài đề nghị, nên có một quỹ phát triển công nghiệp, trong đó Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Cho rằng cần có chính sách thật sự đúng để Việt Nam đạt được mục tiêu của mình, ông Sebastian Eckardt, đại diện World Bank tại Việt Nam cho rằng ngành chế tạo có tỷ trọng xuất khẩu lớn và Việt Nam đã có được một số thành công trong lĩnh vực này. Ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay đang có nhiều thách thức, đó là hiệu suất lao động cần tăng trưởng thêm nữa, khai thác tối đa tiềm năng hội nhập quốc tế và phát triển xanh cho ngành công nghiệp Việt Nam…