Muay Thái: Môn võ khốc liệt

Chủ Nhật, 01/07/2018, 10:55
Muay Thái được xem là môn Quốc võ của Thái Lan và được biết đến với tên “Quyền tự do Thái”, môn võ này vô cùng thực dụng với một lối đánh tự do rất dữ dội, khốc liệt và tàn bạo hơn bất kỳ môn võ nào trên thế giới.

Muay Thái xuất xứ từ môn “Krabi Krabong”, một môn võ thuật của đất Xiêm (SIAM, tên cũ của Thái Lan) thời xa xưa, môn võ chiến đấu của quân lính hoàng gia.

Lịch sử của Muay Thái bắt đầu vào khoảng năm 1774, một nhà quyền thuật của phái Muay Boran (tiền thân của Muay Thái hiện đại) nổi tiếng là Nai Khanomtom không may bị quân Myanmar bắt cùng nhiều tù nhân khác sau trận thất thủ đẫm máu tại thủ đô Ayutthaya.

Nai Khanomtom bị bắt và đưa về Rangoon, Myanmar. Trong một buổi tiệc ăn mừng chiến thắng của mình, nhà vua Miến muốn được thấy võ thuật Thái Lan giao đấu cùng các môn võ cổ truyền của nuớc mình, với ý đồ muốn khoe nền võ thuật cực thịnh “bất bại” của Myanmar.

Biết được tù binh Nai Khanomtom là một cao thủ của quyền Thái, nhà vua quyết định hạ nhục anh bằng cách bắt phải giao đấu với vô địch Miến đang có mặt. Nai Khanomtom đã đè bẹp cao thủ đất Miến trước mặt nhà vua một cách dễ dàng. Với lòng háo thắng, nhà vua ra lệnh cho Nai Khanomtom phải đấu thêm với 9 võ sĩ Miến với phần thưởng là một cuộc sống tự do.

Cuối cùng, bằng tất cả quyết tâm và nghị lực Nai Khanomtom đã đánh gục tất cả các cao thủ trong sự ngỡ ngàng của nhà vua và chư thần. Sau đó, nhà vua tặng Nai 2 cô vợ và thả tự do cho quay về cố quốc với tất cả tù binh Thái khác. Để kỷ niệm và vinh danh môn quyền Muay Thái, Hoàng gia Thái Lan lấy ngày 17-3 hàng năm làm ‘Ngày Võ sĩ” hay còn gọi là “Ngày Quyền thuật quốc gia”.

Muay Thái có lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng tàn bạo, còn được gọi là Nghệ thuật bát chi, tức là chiến đấu bằng cả tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả. Khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thái không nề hà bất cứ mục tiêu nào miễn là có thể đánh gục đối thủ ngoại trừ 2 vùng cấm kỵ là đầu và hạ bộ.

Sở trường của các võ sĩ Thái là những đòn chân phang thẳng, quét vào ống quyển đối phương, khi áp sát hoặc đối phương chưa kịp hoàn hồn là họ tới tấp các đòn đánh chỏ, gối, đấm tới tấp vào nhược điểm trên thân thể để chiếm ưu thế tối đa.

Họ cũng thường áp đảo đối phương bằng kỹ thuật “trên đe dưới búa'”, tức là nghiêng người tay phóng chỏ vào lưng đối phương; đồng thời lên gối vào bụng như đưa đối thủ làm thớt bị búa và dao cùng chém vào, hoặc kỹ thuật phóng người lên đá bằng gối vào dưới cằm và cổ đối phương.

Muay Thái là môn võ thuật rất tàn bạo nhưng vẫn có những nhược điểm của nó, nếu gặp phải một đối thủ thuần nhu như Judo hoặc Aikido thì sự thiếu vắng các đòn vật khi áp nội hoặc cách dùng lực quá mạnh bạo sẽ chính là tử huyệt của Muay Thái.

Mỗi năm, hàng trăm trại tập luyện Muay Thái được mở ra khắp nơi, những trại nổi tiếng có đến cả vài ngàn người đến để được góp tiền tập luyện, các phương cách tập luyện đầy truyền thống đã thu hút rất đông số lượng người yêu thích môn võ này khắp nơi trên thế giới đổ xô đến Thái Lan.

Muay Thái đối với nhiều người dân Thái Lan còn là một cứu cánh và cơ may để thay đổi cuộc đời vốn khốn khó trong một quốc gia đang phát triển.

25 môn võ chết chóc nhất

Từ khi lịch sử bắt đầu, con người đã phấn đấu để tìm ra những phong cách võ thuật hiệu quả để có thể đương đầu với thú dữ và kẻ thù ở các bộ lạc khác nhau, sau đó là trong chiến tranh...

Việt võ
.
.
.