Ngư dân Quảng Trị tích cực chuyển đổi sản xuất
Tuy nhiên, từ hơn 1 tháng trước đó, bà con ngư dân xã biển bãi ngang Triệu Vân, huyện Triệu Phong đã chủ động đề xuất chính quyền địa phương phương thức sản xuất mới cho người dân ở đây.
Theo đó, bà con đã được chính quyền địa phương đồng ý, khuyến khích, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận để xây dựng các mô hình trang trại trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ông Nguyễn Trọng Chiêm, người có hơn 40 năm làm nghề biển bãi ngang, nay chuyển sang làm nghề nông phấn khởi: “Gia đình tui đã được tạo điều kiện tốt nhất vay vốn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Hiện tại, vợ chồng tui đang chăm nuôi đàn lợn nái đẻ gần 30 con và gần 100 con gà thả vườn. Nếu việc chăn nuôi xuôi thuyền mát mái, thì khoảng 6 tháng sau gia đình tui sẽ có nguồn thu nhập ổn định”.
Mô hình chăn nuôi bò thịt ở xã biển bãi ngang Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị |
Hiện tại, trang trại của gia đình ông Tùy đã được xây dựng hoàn tất. Ông Tùy phấn khởi: “Tui chắc chắn mô hình này sẽ giúp gia đình tui có cuộc sống ổn định”.
Ông Hồ Xuân Đức, Phó chủ tịch UBND xã Triệu Vân cho biết, địa phương có 120 lao động ngư dân và 20 hộ dân làm nghề hậu cần dịch vụ nghề cá. Sau sự cố môi trường biển, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn.
Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã đã cùng với bà con ngư dân thực hiện giải pháp chuyển đổi ngành nghề, trong đó chú trọng mô hình kinh tế chuồng-ao- vườn chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao như lạc, ném, sả…”
Được biết, sau sự cố môi trường biển, tỉnh Quảng Trị đã trích gần 4 tỷ đồng từ Chương trình nông thôn mới, hỗ trợ lãi suất Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho 1.700 hộ ngư dân vay vốn làm ăn, chuyển đổi nghề.
Để việc giải quyết sinh kế có tính bền vững, lâu dài cho người dân vùng biển, tỉnh Quảng Trị khuyến khích, hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng mô hình trang trại vùng cát; ở những địa phương có biển nước sâu, tiến hành thành lập những tổ hợp tác, vay tiền đóng thuyền công suất lớn hơn vươn ra ngoài 20 hải lý đánh bắt thủy hải sản…
Đối với ngư dân, hộ gia đình không có điều kiện vươn khơi đánh bắt thì tập trung chuyển đổi qua phát triển trồng trọt cũng như chăn nuôi, trong đó định hướng những cây có thế mạnh, những con nuôi có hiệu quả như các loại cây, con nói trên.
Bà con ngư dân ở đây thường xuyên được sự phối hợp, giúp đỡ của ngành chức năng liên quan về hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất một cách bài bản, chính xác...