Vì sao Israel phải liên tục thử hệ thống phòng thủ Patriot?
Như một phần thử nghiệm khả năng phòng thủ không gian quốc gia, Quân đội Israel (IDF) đã đánh chặn thành công một thiết bị không người lái (UAV) bằng cách sử dụng hệ thông tên lửa đất đối không Patriot.
Một tên lửa Patriot đã được thử nghiệm thành công hôm 16-8 từ một căn cứ ở miền Trung Israel như một phần hoạt động luyện tập được thiết kế để kiểm tra khả năng phòng không chống lại mọi mối đe dọa.
Như một phần cuộc thử nghiệm, hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất đã phá hủy chính xác một UAV.
Hình ảnh vụ thử tên lửa Patriot của IDF hôm 16-8 |
Theo tuyên bố từ IDF, vụ thử nghiệm đánh chặn là một phần kế hoạch tập trận quy mô lớn trong năm 2017.
Thiếu tướng Raz Nahu, tư lệnh một đơn vị tên lửa Patriot phát biểu: “Trong trình thử nghiệm, hàng loạt tên lửa Patriot được phóng vào các mục tiêu giả định như mối đe dọa. Hoạt động luyện tập này trực tiếp liên quan đến các hành vi vi phạm toàn vẹn chủ quyền Israel trong những năm qua”.
“Chắc chắn rằng, sau khi tiến hành tập trận, chúng ta đã nâng cao cảnh giác cho quân nhân và tính hiệu quả của hệ thống”, ông nói với thông tấn quốc gia Ynet News.
Đại tá David, tư lệnh một đơn vị radar Patriot cho biết thêm vụ thử nhằm “nâng cao kỹ năng và khả năng chiến đấu tốt hơn-mạnh mẽ hơn trong IDF”.
Patriot, theo ngôn ngữ Do Thái là Yahalom (Kim cương) đang được phục vụ Bộ Tư lệnh Phòng không Israel từ năm 1991. Vào thời gian đó, Tel Aviv mua hệ thống phòng thủ từ Mỹ để chống lại các vụ tấn công tên lửa của quân đội Iraq dưới thời “nhà độc tài” Saddam Hussein.
Ngày nay, Patriot vẫn được xem là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện đang phục vụ quân đội các nước Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Saudi Arabia, Đức và Nhật Bản.