Nga vô can trong tiến trình bầu cử Mỹ
Cùng với đó, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh, “không có bằng chứng cho thấy sự câu kết giữa ông Trump và Nga”. Đó là những tuyên bố mới nhất sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đang điều tra mối liên hệ giữa quan chức chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump với Nga trong cuộc bầu cử Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ “không có gì thay đổi” sau thông tin này, đồng thời tuyên bố không có bằng chứng về sự can dự này.
Phía Nhà Trắng cũng lên tiếng phủ nhận mối liên hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố, không có gì thay đổi sau phiên điều trần trước Quốc hội của lãnh đạo các cơ quan an ninh Mỹ về cáo buộc Nga can dự vào cuộc bầu cử năm ngoái.
Ông Spicer còn dẫn hàng loạt phát biểu của các quan chức Mỹ, thậm chí có một số người dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, phủ nhận về mối liên này. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng cho biết, ông chưa thấy quan chức nào của Nhà Trắng đang nằm trong diện bị điều tra của FBI liên quan đến vụ việc này.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes tuyên bố, họ không có bằng chứng cho thấy có sự liên hệ giữa Nga với chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump.
Giám đốc FBI (trái) và Giám đốc NSA tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện. Ảnh: Reuters |
Bước đi này bao gồm cả việc điều tra bản chất của bất cứ mối liên quan nào giữa các cá nhân liên kết với chiến dịch của ông Trump và Chính phủ Nga, cũng như liệu có sự phối hợp giữa chiến dịch này và các nỗ lực của Nga hay không”.
Cả Giám đốc FBI và Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), Đô đốc Mike Rogers, đều tin rằng, Nga đứng sau các hoạt động gây tổn hại uy tín của ứng cử viên Dân chủ Hilary Clinton, qua đó gián tiếp hậu thuẫn chiến dịch của ông Trump.
Ông Comey cũng cảnh báo Nga sẽ tìm cách gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và có thể là cả cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới. Ngay trước phiên điều trần này, Tổng thống Mỹ Trump đã chỉ trích phe Dân chủ đã “dàn dựng” thông tin trên nhằm “bào chữa cho sự thất bại của mình trong chiến dịch tranh cử”.
Cho tới nay, chính quyền Tổng thống Mỹ và Nga vẫn luôn bác các thông tin về trao đổi giữa quan chức hai bên. Moskva cho rằng Mỹ đang “tự làm nhục mình” khi tung tin rằng, Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của họ.
Trả lời phỏng vấn hãng CNN, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tỏ ra ngạc nhiên khi nói rằng: “Chúng tôi thành thực không hiểu vì sao người dân Mỹ và các chính trị gia Mỹ lại “tự làm nhục mình” như vậy. Họ đang “tự làm nhục mình” khi thừa nhận rằng, một quốc gia có thể dễ dàng can thiệp vào tiến trình bầu cử của họ”.
Ông Peskov khẳng định, Nga không thể can thiệp vào một cuộc bầu cử tại “một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới” và có nền chính trị cực kỳ ổn định. Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, cáo buộc của phía Mỹ đã khiến Nga “chỉ qua một đêm” trở thành “cơn ác mộng” của Washington, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng tới triển vọng cải thiện quan hệ Moskva – Washington.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong buổi điều trần trước Quốc hội, ông Comey cho biết ông không thấy chứng cứ nào ủng hộ cáo buộc của ông Trump rằng, cựu tổng thống Obama đã nghe lén trụ sở nhóm vận động tranh cử tại Tòa tháp Trump ở New York.
Đồng quan điểm, ông Nunes cũng đã thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc trên của ông Trump, tuy nhiên ông cho rằng, có khả năng có sự giám sát khác đã được sử dụng nhằm vào ông Trump.
Trong khi đó, Giám đốc NSA đã cực lực bác bỏ thông tin rằng NSA yêu cầu Cơ quan Tình báo thông tin Anh (GCHQ) bí mật theo dõi Tổng thống Trump. Về vấn đề này, hồi tuần trước, chính quyền London cho biết Nhà Trắng đã hứa sẽ không lặp lại cáo buộc rằng, ông Obama từng nhờ GCHQ để theo dõi các cuộc trao đổi của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.
Phía Anh nêu rõ: “Chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng với chính quyền Mỹ rằng những tuyên bố đó là vô lý và không đáng chú ý. Chúng tôi đã nhận được đảm bảo (từ phía Mỹ) rằng những cáo buộc đó sẽ không lặp lại”.