Mỹ có thể 'mất trắng' 6 tỷ USD sau vụ UAV bị Iran bắn hạ ở vùng Vịnh
- Iran tuyên bố đánh bại đòn tấn công mạng của Mỹ sau vụ bắn hạ UAV
- Ba lần Mỹ bất lực nhìn Iran tịch thu, bắn hạ UAV xâm phạm không phận
- Thế giới phản ứng trái ngược với kết luận vụ bắn hạ máy bay MH17
Máy bay trinh sát RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Ảnh: USAF |
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ ngày 28-7 dẫn nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho biết họ đang cân nhắc lại kế hoạch mua 30 UAV trị giá 6 tỷ USD từ Mỹ vì lo ngại về khả năng sinh tồn của những máy bay này khi chúng hoạt động ở điểm nóng chiến sự, theo Sputnik.
New Delhi ban đầu dự định trang bị cho không quân, hải quân và lực lượng bộ binh 30 UAV hiện đại của Mỹ. Trong đó không quân và bộ binh được cấp 20 UAV tấn công Predator-B. Hải quân sẽ được trang bị 10 UAV trinh sát đường dài, tương tự mẫu MQ-4C Triton – một phiên bản của dòng RQ-4 Global Hawk.
Tuy vậy, hôm 20-6, Iran đã bắn rơi máy bay MQ-4C Triton giá gần 200 triệu USD của Mỹ bay trên Eo biển Hormuz với cáo buộc xâm phạm không phận. Tehran sau đó nói rằng tên lửa bắn rơi UAV Mỹ là mẫu Khordad 3 do nước này tự chế tạo.
Khordad 3 lần đầu ra mắt vào năm 2012 và được biên chế cho quân đội năm 2014. Mẫu tên lửa này có tầm bắn và uy lực trung bình, khó có thể so sánh với các mẫu tên lửa phòng không hiện đại mà các nước trong khu vực sở hữu.
Hindustan Times cho biết các chuyên gia Ấn Độ đã chỉ ra rằng những chiếc UAV này chỉ có thể hoạt động tốt tại các khu vực mà đối thủ có năng lực phòng không hạn chế như Afghanistan, Iraq và Syria. Với các điểm nóng mà Ấn Độ có liên quan, khả năng sống sót của những máy bay này khá giới hạn.
Ngoài những băn khoăn về mặt hiệu quả của các UAV Mỹ, Ấn Độ được cho là còn cân nhắc giá thành khá đắt đỏ của các máy bay do Mỹ sản xuất khi so sánh với máy bay chiến đấu Rafael của Pháp mà họ cũng đang cân nhắc mua.
“Một UAV có vũ trang của Mỹ đắt hơn một chiếc tiêm kích đa nhiệm Rafael với đầy đủ vũ khí và tên lửa. Trong điều kiện này, Không quân Ấn Độ sẽ nghiêng về khả năng mua thêm máy bay chiến đấu đa nhiệm với tên lửa không đối không tầm xa”, nguồn tin tiết lộ.