Hệ thống KOFAR giúp vũ khí Nga “xuất quỷ, nhập thần”đánh bại kẻ thù
- Vật liệu mới giúp vũ khí Nga làm “mù” radar và máy dò hồng ngoại
- Lắp đặt hệ thống radar để chống tội phạm ma túy
- Radar xuyên tường gây tranh cãi của Cảnh sát Mỹ
- Mỹ Latinh: Triển khai hệ thống radar chống buôn bán ma túy
Một mô hình radar mới hiện đang được phát triển bởi tập đoàn Công nghệ Vô tuyến- Điện quốc gia Nga (KRET) sẽ xuất hiện vào cuối năm 2018.
Ưu thế chính của công nghệ ROFAR là độ phủ sóng của tần số truyền dẫn. Trong khi tần số truyền dẫn của một hệ thống radar thế hệ mới ở mức cao nhất 10 GHz, ROFAR có thể đạt đến 100 GHz.
ROFAR hoạt động như thế nào?
“Thực tế, điều này có nghĩa ROFAR có thể xuất ra một ảnh 3D có đầy đủ chi tiết về sự kiện đang xảy ra cách hàng đó hàng trăm km. Chẳng hạn, với khoảng cách 400km, nó không chỉ nhận ra hình dáng một người mà thậm chí cả khuôn mặt của người đó”, ông Vladimir Mikheyev, cố vấn phó giám đốc điều hành thứ nhất KRET khẳng định.
Mô hình Radar ROFAR |
Theo KRET, bộ ăng-ten phân cấp sóng vô tuyến-chùm tia sáng tương lai được biết đến với tên viết tắt KOFAR sẽ thay thế một nửa số lượng hệ thống radar thông thường hiện đang được phát triển máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5. Đồng thời, độ phân giải sẽ tốt hơn 10 lần, tạo ta một hình ảnh truyền hình cực rõ nét trong tầm ngắm radar.
Công nghệ quang tử sẽ giúp vũ khí Nga vô hình trước kẻ thù
Sử dụng công nghệ quang tử- tần số vô tuyến cho phép máy bay phản lực chiến đấu của Nga giảm đáng kể khả năng bị phát hiện trong quang phổ hồng ngoại và tiêu thu nhiên liệu.
Điều này có thể là do hiệu suất hoạt động cao của hệ thống radar mới sản sinh ra lượng nhiệt ít hơn nhiều lần, do đó các nhà phát triển sẽ không phải gắn hệ thống làm mát, làm tăng trọng lượng, đồng thời yêu cầu động cơ máy bay phải đốt cháy lượng lớn xăng dầu để tạo ra điện năng phục vụ hoạt động.
Ngoài ra, nó sẽ không làm cho ROFAR “chết đứng” dù năng lượng tiêu thụ rất cao. Về điều này, phạm vi hệ thống tác chiến điện tử sẽ xa hơn so với bộ tiếp nhận sóng vô tuyến, điều đó hoàn toàn không thể đối với radar quang tử.
Nếu dự án ROFAR thành công, công nghệ này không chỉ được ứng dụng cho hệ thống radar không quân. Theo ông, Mikheyev, tàu hải quân Nga mới hoặc đang phục vụ sẽ được trang bị ROFAR sẽ giảm thiểu trọng lượng và kích thước hệ thống Ăng-ten trên tàu tương đương 80-85%.
Nga hy vọng nhờ ROFAR máy bay chiến đấu sẽ có thể dễ dàng triển khai nhiều loại vũ khí diệt kẻ thù. |
Còn nhiều thử thách đối với Nga
Tuyên bố từ các nhà sản xuất Nga có vẻ lạc quan, tuy nhiên, thực trạng kinh tế, sự thiếu sót trong khâu quản lý, tổ chức cũng như khó khăn về mặt đào tạo và tuyển dụng nhân sự có thể cản trở việc triển khai ý tưởng của họ.
Nga hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất đại trà hệ thống radar chủ động quét điện tử phòng không (AESA) như những hệ thống mà Mỹ đến nay đã không chỉ ứng dụng cho thế hệ máy bay chiến đấu F-22 và F-15 thế hệ thứ 5 mà còn nâng cấp thế hệ máy bay chiến đấu F-15 và F-16 thế hệ thứ 4. Nga chỉ mới sản xuất được một hệ thống tương Zhuk-A tương đương với AESA dành cho siêu phản lực cơ chiến đấu Mig-35, lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2009, nhưng tính đến cuối năm 2015, nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Theo KRET, chính phủ Nga đã phân bổ khoảng 8,4 triệu USD cho toàn bộ chương trình ROFAR. Đem so sánh, Bộ Quốc phòng Mỹ phân bổ 110 triệu USD cho công nghệ quang tử kể từ năm 2014 và kế hoạch được phát triển ít hay nhiều phụ thuộc vào các nhà đầu tư tư nhân.
Không chỉ Nga và Mỹ đang tham gia cuộc đua công nghệ này, các nhà khoa học Italy đã giới thiệu một mô hình hệ thống radar quang tử vào tháng 3-2014. Và ông Jean Loic Galle, phó giám đốc điều hành tập đoàn Thales Pháp tuyên bố, hệ thống đó thúc đẩy cuộc đua của họ trong lĩnh vực này.