Chiến sĩ tên lửa Nga “mình đồng da sắt” được huấn luyện như thế nào?

Chủ Nhật, 08/04/2018, 17:00

Chỉ có những chiến sĩ tên lửa “mình đồng da sắt” sau khi hoàn thành xuất sắc một kỳ huấn luyện nghiêm khắc mới có thể đảm bảo trở thành những người tốt nhất bảo vệ bầu trời nước Nga.

Lực lượng phòng không Nga được trang bị hệ thống tên lửa cực mạnh mẽ như S-300/S-400 và trong tương có thêm S-500, để bảo vệ bầu trời nước tổ quốc. Quân nhân Nga phải dành 5 năm để chuẩn bị sử dụng chúng và chỉ có một vài người vượt qua đích cuối cùng để trở thành người bảo vệ biên giới được trang bị “tận răng” bằng S-300 và S-400.

Việc huấn luyện binh sĩ đẩy lui một vụ tấn công tên lửa có thể xảy ra gồm 2 giai đoan. Giai đoạn thứ nhất gồm nghiên cứu kế hoạch không kích xét về mặt lý thuyết của kẻ thù và chuẩn bị loại bỏ nó.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: TASS

 “Mỗi thiết bị tính toán của hệ thống sẽ chuyển tải kế hoạch hành đồng bằng “miệng” hoặc trên giấy. Mục đích: tối đa hóa việc sử dụng khả năng hệ thống và hỏa lực tên lửa để bắn hạ càng nhiều mục tiêu trên không càng tốt”, ông Dmitri Safonov, một nhà phân tích quân sự kỳ cựu của Báo Izvestia cho biết.

Trong quá trình huấn luyện tại các học viện quân sự, một khoảng thời gian đáng kể được dành cho giai đoạn này và các chuyên gia có thể khiển trách nghiêm khắc chiến sĩ tương lai nếu họ không hiểu gì.

Theo lời ông Safonov, sau khi chuẩn bị mô hình “tình hình chiến đấu” trên máy tính bắt đầu được in ra giấy. “Toàn bộ quyết định tính toán trên hệ thống phòng không của cả đội sẽ được xác nhận: Thông tin họ cung cấp cho nhau và hướng đánh cũng như hành động của nhóm đều được ghi chép lại. Đồng thời, tình hình “chiến đấu” sẽ trở nên khó khăn hơn vì hoạt động gây nhiễu và lỗi có thể xảy ra trong hệ thống. Nói cách khác, sự mô phỏng đầy đủ tình huống chiến đấu thực tế tạo ra đội ngũ luôn có tinh thần chuẩn bị tối đa cho mọi tình huống thực chiến”, chuyên gia cho biết thêm.

Tầm bắn

Đây là nơi phần thú vị nhất xảy ra. Giai đoạn thứ 2 nhắc đến sự hoàn hảo của hệ thống ở phạm vi tầm bắn với tầm hỏa lực chiến đấu thực tế. Sự khác biệt duy nhất giữa những lần bắn thử nghiệm và tình huống chiến đấu thực tế là “khoảng trống”được binh sĩ bắn bằng tên lửa không có đầu đạn.

 “Một vài máy bay chiến đấu bay từ tầm bắn gần đó sẽ xâm nhập vào vùng phòng không. Chúng (các tên lửa) rõ ràng được khai hỏa, chỉ trên máy tính. Vào một thời điểm nhất định, các máy bay chiến đấu thả đạn hoặc tên lửa không điều hướng lên mục tiêu, để lại quỹ đạo bay để tên lửa S-300 không thể bắn hạ chúng”, chuyên gia phân tích.

Ngoài ra, trong quá trình bắn hạ các mục tiêu hoặc máy bay không người lái thường xuất kích từ mặt đất, các chiến sĩ tên lửa phải theo dõi và bắn hạ chúng.

 “Mọi thứ được thực hiện theo 3 giai đoạn: radar phát hiện và nắm bắt mục tiêu, ước tính quỹ đạo bay của mục tiêu so với mặt đất, sau đó, tên lửa được phóng ra để tấn công vật thể. Sau đó, thiết bị tính toán theo dõi tình hình trên không hệ thống nạp đầy đủ tên lửa sẵn sàng chiến đấu”, ông Safonov cho biết thêm.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga được cấu tạo như thế nào?

Hệ thống phòng không của Nga dựa vào những hệ thống tên lửa S-300 và S-400

Những cỗ máy này phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 250-400 km. Tên lửa của chúng có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách từ 150 hoặc 250 km. Mục tiêu địch có thể bị hạ đo ván, thậm chí khi chúng bay ở tốc độ 2,5 km/giây.

Ngoài ra, radar của S-300 và S-400 có thể phát hiện 36 mục tiêu và một hệ thống có thể bắn cháy cùng lúc 12 mục tiêu.

Số liệu chính xác về số lượng công nghệ và quân nhân hiện đang được giữ kín. Nhưng số lượng thiết bị chống tên lửa, radar giám sát, hệ thống phụ tùng/nhắm mục tiêu có thể lên đến vài trăm.

“Các hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay phản lực Pantsir-S1 hỗ trợ cho các hệ thống S-300 và S-400. Đây là một cấp độ phòng không tầm ngắn “kết liễu” tên lửa của kẻ thù vì lý do nào đó hệ thống đánh chặn ở tầm cao hơn không thể bắn vào vùng ngoại ô quá xa của thành phố”, giáo sư Vadim Kozyulin, Học viện Khoa học Quân sự Nga nhận xét. Ông cho biết thêm hệ thống Pantsir-S1 có tầm bắn từ 10-15 km.

“Ngoài các hệ thống phòng không này, bầu trời nước Nga cũng được bảo vệ bằng máy bay chiến đấu-đánh chặn Su-30MS, Su-35, MiG-29 và MiG-31. Sân bay nơi chúng đóng quân đều nằm gần căn cứ của những hệ thống phòng không”, ông Kozyulin cho biết thêm.

Toại Khanh
.
.
.