Phát huy giá trị Hội Minh Thề
- Khai mạc lễ “Hội Minh Thề”
- Độc đáo Lễ hội Minh Thề, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Lễ hội Minh Thề đề cao tinh thần trong sạch, chí công vô tư
Hội Minh Thề ra đời cách đây gần 500 năm do Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung đề xướng.
Vào thế kỷ XVI, bà Vũ Thị Ngọc Toàn, người làng Trà Phương, huyện Kiến Thụy tài sắc vẹn toàn đã mở mang, xây dựng làng xã, làm nhiều việc thiện giúp dân, giúp đời, xây dựng, tôn tạo nhiều chùa chiền, góp phần chấn hưng đạo pháp trong vùng. Thời gian ở Dương Kinh, bà đã tiếp thu lễ thề của các đời trước, dựng nên Hội Minh Thề.
Mục đích của hội là để răn dạy con người phải biết dùng của công vào việc công, việc chung của cộng đồng như tu sửa chùa chiền, hương nhang, đền miếu, lập quỹ giúp đỡ người nghèo khó, cơ nhỡ…
Sau hơn nửa thế kỷ bị gián đoạn, đến năm 1993, Khu cụm di tích đền - chùa Hòa Liễu được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia, nhân dân địa phương phục dựng lễ hội truyền thống.
Đến năm 2002, Hội Minh Thề chính thức khôi phục, tổ chức vào dịp lễ hội truyền thống đền, chùa Hòa Liễu trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng. Với giá trị đó, ngày 8-5-2017, Hội Minh Thề được Bộ VHTT và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.