Tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Công nghiệp quốc phòng-75 năm xây dựng và phát triển"
- Tổng kết và trao giải cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”
- Trao giải cuộc thi Kịch bản văn học kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
- Trao giải cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
- Trao giải cuộc thi "Âm nhạc mùa thu 2019"
- Trao giải cuộc thi “Tìm hiểu Luật An ninh mạng”
Sau gần 4 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được 139 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham dự với nhiều thể loại đa dạng như phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, chuyên luận, phỏng vấn... Trong đó, có bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tổng cục CNQP; bài viết của cán bộ, công nhân viên các đơn vị thuộc Tổng cục CNQP; bài viết của thân nhân cán bộ, công nhân viên các nhà máy, xí nghiệp thuộc Tổng cục CNQP..., Đây là nét đặc sắc nhất của cuộc thi này.
Đại diện Ban Tổ chức trao giải nhất cho tác giả của tác phẩm Khúc tráng ca lặng lẽ. |
Để lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất, Ban Tổ chức cuộc thi đã thành lập Ban giám khảo vòng sơ khảo và Ban giám khảo chung khảo để chấm điểm và xếp giải cho các tác phẩm. Thành viên của cả hai ban giám khảo đều là các nhà báo đến từ Hội Nhà báo Việt Nam, Báo QĐND, Tạp chí CNQP và kinh tế, các cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực CNQP, có uy tín trong nghề. Đã có 82 tác phẩm đủ điều kiện để tham gia Vòng sơ khảo. Từ các tác phẩm này, ban giám khảo Vòng sơ khảo đã lựa chọn 20 tác phẩm vào vòng chung khảo.
Đại diện Ban tổ chức trao giải Nhì cho 2 tác giả |
Với phương pháp làm việc khoa học, chặt chẽ, công tâm, trong số 20 tác phẩm vượt qua Vòng sơ khảo, Ban giám khảo Vòng chung khảo đã lựa chọn và đề nghị ban tổ chức ra quyết định trao giải, gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 6 giải ba, 9 giải khuyến khích. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã xin ý kiến Ban chỉ đạo và quyết định trao thêm hai giải nữa là: Giải dành cho tác giả cao tuổi nhất và Giải dành cho tác phẩm thời sự nhất.
Các tác phẩm dự thi đã làm nổi bật, có chiều sâu truyền thống vẻ vang, các thành tựu nổi bật của ngành CNQP Việt Nam, những đóng góp, hy sinh thầm lặng của các thế hệ cán bộ quản lý, những kỹ sư, những người thợ và gia đình của họ.
Trung tá, Nhà báo Trần Lê Nam, phóng viên Tạp chí CNQP và Kinh tế với tác phẩm “Khúc tráng ca lặng lẽ” đã tôn vinh những người lao động ngành CNQP ngày đêm lao động, sản xuất, chấp nhận những gian khổ, thiệt thòi về hạnh phúc cá nhân và cả những hi sinh xương máu để có sự phát triển lớn mạnh của ngành CNQP. Các đơn vị được nêu trong bài viết “Khúc tráng ca lặng lẽ” của Trung tá Trần Lê Nam đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, hóa chất. Đây là những lĩnh vực có nhiều nguy hiểm, môi trường làm việc độc hại.
Bài viết “Nhớ về bố” của PGS, TS Lê Thị Thu Hiền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ Gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khiến người đọc rất xúc động.
Trong bài viết, PGS, TS Lê Thị Thu Hiền đã kể lại những ký ức của chị về người bố là cố Đại tá Lê Đình Tuy-nguyên Giám đốc Nhà máy Z121, người được ghi nhận là “Khai sinh pháo hoa Việt Nam”. Tuổi thơ của PGS, TS Lê Thị Thu Hiền gắn liền với Nhà máy Z121 và những người lính thợ ngành CNQP. Khi chị còn bé, bố đi công tác triền miên, hình ảnh chiếc ba lô của bố gác đầu giường đựng vài quyển sách, vài bộ quần áo, đài cassette nhỏ để sẵn sàng đi công tác vẫn còn in đậm trong tâm trí của chị. Khi lớn lên, nhớ lại những kỷ niệm này, chị càng yêu quý bố hơn, vì cùng với việc là người bố mẫu mực trong gia đình, bố chị còn là người đã làm việc tận tâm, tận lực, hết lòng vì sự phát triển của Nhà máy Z121 nói riêng và ngành CNQP nói chung.
Đại diện Ban Tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải khuyến khích và tác giả cao tuổi |
Với vệt bài “Đằng sau ánh hào quang quân giới”, Thượng tá, Trần Hoàng Tiến, Trưởng phòng biên tập Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng (Báo QĐND) cùng nhóm tác giả đã tạo ra một cái nhìn xuyên suốt lịch sử của ngành CNQP Việt Nam, mà ở đó, đằng sau những thành tựu là đóng góp, hy sinh của bao con người.
Vệt bài đã khắc họa được hình tượng của một số cán bộ quân giới tiêu biểu qua các thời kỳ như: “Ông Phật làm súng”- Giáo sư Trần Đại Nghĩa, “Người Anh hùng Lao động số 1”-Ngô Gia Khảm. Đồng thời, vệt bài cũng phản ánh những thách thức mà ngành CNQP phải đối mặt trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những yêu cầu hiện đại hóa quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Mà muốn vượt qua thử thách, trước hết, ngành CNQP cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho con người, như lời dạy của Bác Hồ: “Người trước, súng sau”.
Cuộc thi viết thực sự là “mảnh đất tốt” để quảng bá, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu, những tập thể điển hình trong hành trình 75 năm xây dựng và phát triển của ngành CNQP. Trong quá trình tìm hiểu thực tế để thu thập tư liệu cho tác phẩm báo chí, những kinh nghiệm hay, mô hình hiệu quả của các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị ngành CNQP đã được phát hiện, cổ vũ, nhân rộng.