Từ 1/4: Phải ghi, in mã số, mã vạch trên bao bì
- Đà Lạt: Cung cấp mã vạch cho đặc sản để phân biệt với hàng Trung Quốc
- Mã vạch tiêu chuẩn tròn 70 năm tuổi
- Áp dụng mã vạch trong giám sát hải quan
Ngoài quy định nêu trên, Thông tư còn yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” phải thực hiện khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế GS1 thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.