Nhiều khó khăn khi xử lý nợ vay theo Nghị định 67
- Gỡ vướng mắc trong việc triển khai Nghị định 67
- Đóng mới 44 tàu cá theo Nghị định 67/2014-NĐ-CP
- Đóng mới 35 tàu cá theo Nghị định 67
Thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, đến nay toàn tỉnh có hơn 100 phương tiện tàu cá được vay vốn cải hoán, nâng cấp, đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Trong số đó có 20 chủ tàu cá đóng mới đang đối mặt với nguy cơ bị ngân hàng “xiết nợ” chính phương tiện đánh bắt này và tài sản khác.
![]() |
Đầu tư đóng mới tàu công suất lớn theo Nghị định 67, song nhiều ngư dân Quảng Trị làm ăn không hiệu quả, phải để tàu nằm bờ. |
Còn ngư dân Đoạn Văn Dũng, chủ tàu cá QT 90999TS, than thở, mấy năm đầu vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, ngư dân làm ăn vẫn có khả năng trả nợ. Nhưng từ hơn 1 năm trở lại đây tình hình rất khó khăn, ngư trường bị thu hẹp dần nên sản lượng đánh bắt được rất thấp không đủ để chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày…
Từ năm 2015 đến nay, các ngân hàng Nhà nước tại Quảng Trị đã giải ngân trên 400 tỷ đồng cho ngư dân vay đầu tư cải hoán, nâng cấp, đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi theo Nghị định 67 của Chính phủ, với tổng cộng 120 chiếc. Nhưng qua gần 5 năm thực hiện, mới chỉ thu nợ được chưa đầy 60 tỷ đồng; số nợ còn lại được các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và phần lớn chuyển thành nợ xấu.
Ông Dương Văn Hà, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư - Phát triển chi nhánh tại Quảng Trị, cho rằng, vì nợ quá hạn, nợ xấu nên ngân hàng phải xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nếu thu hồi tài sản hình thành từ vốn vay là tàu cá của ngư dân thì bà con sẽ không có việc làm, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất trên biển.
Cũng theo ông Hà, bên cạnh khó khăn do ngư trường đánh bắt bị thu hẹp, cá tôm ngày một cạn kiệt, không ít ngư dân cố tình chây ì trong việc trả nợ dẫn đến khó khăn về thu hồi vốn cho vay.