Cho cảnh sát diệt đối tượng buôn ma túy khi truy đuổi
Theo BBC ngày 2-9, cá sấu là loài bò sát máu lạnh, động vật nguy hiểm hàng đầu dưới nước nên gọi là sát thủ đầm lầy. Những trùm băng đảng ma túy cũng rất nguy hiểm, ma mãnh không kém, việc canh chừng chúng rất vất vả, nhưng chỉ sơ sẩy là các thành viên băng đảng giúp chúng vượt ngục. Điển hình là vụ vượt ngục thần sầu của trùm ma túy Mexico Guzman, gây chấn động thế giới.
Nhận thức được điều này, người đứng đầu cơ quan chống ma túy tại Indonesia hồi mới đây đã đề xuất xây dựng nhà tù trên đảo dành cho tội phạm ma túy bị kết án tử hình và dùng cá sấu để cai quản ngục.
"Người bảo vệ trung thành"
Đề xuất này được lãnh đạo cơ quan chống ma túy Indonesia Budi Waseso hậu thuẫn mạnh mẽ. "Chúng tôi sẽ thả nhiều cá sấu nhất có thể. Tôi sẽ tìm kiếm những loài cá sấu to lớn dữ tợn nhất làm vệ sĩ", Waseco khẳng định với trang tin Tempo.
Ông Waseco dự kiến sẽ tới tham quan trại nuôi tại các hòn đảo Papua và Sulawesi để tìm kiếm những con cá sấu khôn ngoan và sát thủ nhất nhằm canh gác phạm nhân hiệu quả nhất. "Chúng ta vẫn gửi thực phẩm cho họ hằng ngày. Nhưng họ phải sống biệt lập không thể móc lối với các thành viên băng đảng hay những người thân", Waseco quả quyết.
Vị lãnh đạo này tin rằng, cá sấu sẽ hữu ích hơn trong việc ngăn chặn những kẻ buôn bán ma túy trốn trại, bởi không thể hối lộ cá sấu như hối lộ các nhân viên gác trại giam, trong khi đối tượng buôn ma túy thì chẳng thiếu tiền, lại được đồng bọn luôn sẵn sàng trợ giúp chúng thoát khỏi tù giam. Thực tế, nhiều trùm băng đảng trong tù vẫn điều hành đường dây ma túy bên ngoài.
"Bạn không thể hối lộ cá sấu. Bạn cũng không thể thuyết phục chúng thả các tù nhân trốn thoát" - Waseco tuyên bố. Dù vậy, có lẽ vị lãnh đạo cơ quan chống ma túy chưa từng xem qua bộ phim Điệp viên 007 phần "Live and Let Die", trong đó diễn viên chính đã tẩu thoát khỏi một hòn đảo, bằng cách chạy trên lưng những con cá sấu để di chuyển trên mặt nước.
Kế hoạch của Indonesia vẫn đang chỉ ở những bước đầu tiên, hiện chính phủ vẫn chưa quyết định được nơi xây nhà tù hay ngày bắt đầu đưa trại giam kinh dị này vào hoạt động, và vẫn phải làm việc với Bộ Tư pháp để thực hiện dự án. Indonesia hiện có một trong những đạo luật chống ma túy nghiêm khắc nhất thế giới, bao gồm hình phạt tử hình bằng xử bắn đối với người vận chuyển ma túy.
Tháng 4-2015, nước này đã tử hình 7 công dân nước ngoài buôn ma túy vào nước này bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ lãnh đạo các nước. Quốc gia ngàn đảo cũng đã chấm dứt lệnh hoãn tử hình 4 năm vào năm 2013.
Tổng thống Indonesia khẳng định rằng, những kẻ buôn bán ma túy phải bị tử hình bởi nước này đang chiến đấu với "tình trạng khẩn cấp quốc gia" do việc sử dụng ma túy gia tăng. Dù luật pháp có nhiều quy định nghiêm khắc, ma túy vẫn tràn lan trong hệ thống nhà tù tại Indonesia, và các phạm nhân cũng như quản giáo đã nhiều lần bị bắt vì các tội danh liên quan đến ma túy.
Người phát ngôn cơ quan chống ma túy Slamet Pribadi xác nhận, giới chức nước này đang cân nhắc kế hoạch xây dựng "một nhà tù đặc biệt cho các phạm nhân bị kết án tử hình". Vị này cho biết, chỉ những kẻ vận chuyển ma túy sẽ bị giam tại nhà tù này, để ngăn chặn chúng bắt tay với các tù nhân khác, và có thể lôi kéo họ và các băng nhóm ma túy. Cơ quan này hiện đang thảo luận với Bộ Tư pháp Indonesia về kế hoạch này, Pribadi cho biết thêm.
Indonesia dùng cá sấu coi ngục giam tội phạm ma túy nguy hiểm bị kết án tử hình. |
Cho phép cảnh sát tiêu diệt đối tượng buôn ma túy
Tổng thống Indonesia đã chỉ thị cho phép các sĩ quan cảnh sát nước này nổ súng bắn các đối tượng buôn bán ma túy trái phép. Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh, để đối phó với nạn buôn bán ma túy, Indonesia phải có các biện pháp cứng rắn, đặc biệt đối với đối tượng buôn bán ma túy nước ngoài và chống đối khi bị bắt giữ.
Tổng thống Widodo từng bị chỉ trích vì ban hành sắc lệnh cho phép xử tử những đối tượng bị kết tội buôn bán ma túy trái phép tại nước này. Chính phủ Indonesia đang phải đau đầu giải quyết bài toán về buôn lậu ma túy khi thống kê cho thấy có ít nhất 1,2 triệu đối tượng buôn lậu ma túy đang hoạt động tại nước này. Thuốc lắc, heroin, cần sa và ma túy đá là những loại thuốc phiện đang được tiêu thụ mạnh nhất ở Indonesia.
Trước đó (13-7), một đối tượng buôn lậu ma túy đến từ Đài Loan đã bị cảnh sát Indonesia bắn hạ khi cố tìm cách tẩu thoát. Indonesia là một trong những quốc gia có luật chống ma túy cứng rắn nhất thế giới.
Quốc gia châu Á khác là Philippines hiện cũng đang ở trong tình hình tương tự. Tuy nhiên, cuộc chiến chống tội phạm ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích do gây ra nhiều trường hợp thiệt mạng.