Những ngôi làng trên biên giới liên Triều
- Bí ẩn hàng loạt án mạng trong ngôi làng đồng tính
- Ngôi làng hẻo lánh từng đe dọa hủy diệt châu Âu
- Kỳ lạ ngôi làng của những chú lùn cao chưa đầy 1m
Làng đình chiến Bàn Môn Điếm Panmunjom
Panmunjom là một ngôi làng nhỏ, chỉ cách Seoul về phía bắc 55 km và nằm trên biên giới giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, cụ thể là nằm ở khu vực nhạy cảm nhất trong khu phi quân sự (DMZ) liên Triều, đóng vai trò vùng đệm, không thuộc sở hữu của bên nào và trở thành khu vực an ninh chung cho cả 2 miền.
Đây là địa điểm du lịch duy nhất trên thế giới yêu cầu du khách phải ký một bản cam kết để tự chịu trách nhiệm đối với "sự an toàn và tính mạng của bản thân” trong trường hợp bị tấn công.
Mặc dù thỏa thuận ngừng bắn kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên được ký kết năm 1953 nhưng hòa bình chưa bao giờ thực sự được thiết lập ở đây trong suốt hơn 50 năm qua.
Làng đình chiến Panmunjom. |
Mặc dù được gọi là khu vực phi quân sự nhưng nơi đây không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính hai nước ngày đêm làm nhiệm vụ canh gác và được trang bị vũ khí đầy đủ bậc nhất trên thế giới như: bê tông ngầm, mìn, hàng rào dây thép gai, các chướng ngại vật chống tăng nằm dọc biên giới, hàng loạt đài quan trắc cũng như các ụ súng máy trên các ngọn đồi...
Cách ngôi làng khoảng 1 km về phía đông là cụm nhà một tầng màu xanh mang tên Khu vực An ninh chung (JSA), được kiểm soát bởi cả binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ sau khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953 đến nay. Đây cũng là một trong những điểm thu hút nhất khi tới thăm Panmunjom.
Khi đến thăm quan nơi này bạn không được nhìn thẳng vào mắt hoặc có bất cứ cử chỉ không phù hợp nào có thể khiêu khích binh sĩ Triều Tiên và tuyệt đối không mặc quần bò màu xanh, quần soọc hay bất cứ loại quần áo khiêu khích nào để tránh gặp nguy hiểm. Bởi dù đóng vai trò cầu nối giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, với Khu vực An ninh chung là nơi quan chức hai bên họp bàn, giảm căng thẳng thì Panmunjom vẫn là điểm nóng tiềm tàng có thể làm bùng phát xung đột giữa hai miền liên Triều.
Nhà báo Kevin Sullivan của tờ Washington Post, người từng đến Panmunjom, cho biết nếu bạn muốn có một chuyến du lịch cảm giác mạnh thì Panmunjom là điểm đến hấp dẫn khó lòng bỏ qua. Nó là một trong những nơi kỳ lạ và hấp dẫn nhất thế giới để tham quan.
Làng tuyên truyền Kijong-dong
Ngôi làng Kijong-dong của Triều Tiên được xây dựng từ những năm 1950, ngay tại khu phi quân sự DMZ ở biên giới với Hàn Quốc. Theo Chính phủ Triều Tiên, nơi này gồm trang trại tập thể với 200 gia đình, trường học và bệnh viện. Nhưng thực ra nơi này được xây dựng vì mục đích tuyên truyền, các tòa nhà không có cửa sổ hay nội thất. Thi thoảng có nhiều người đến làng nhưng không rõ là dân thường hay binh sĩ, và ở đây loa luôn phát các bài hát tuyên truyền.
Làng tuyên truyền Kijong-dong. |
Cảnh quan đẹp nhất ở đây chính là cột cờ cao 160m được dựng một cách có chủ ý để trở thành công trình cao nhất.
Làng tự do Taesung
Hàn Quốc xây làng tự do Taesung cách ngôi làng Kijong chỉ 440m. Hai làng này cách nhau chỉ một cánh đồng. Taesung giống như mọi ngôi làng bình thường khác: có dân cư sinh sống và dân cư ở đây chủ yếu những nông dân chất phác, họ sống bằng nghề trồng lúa.
Mỗi hộ gia đình trong làng Taesung được cấp khoảng 7ha đất để làm nông nghiệp. Hiện mức thu nhập từ việc trồng trọt của họ với mức thu nhập nhà nông ở Hàn Quốc là rất cao, khoảng 80.000 USD/ năm. Hơn nữa, họ còn được miễn thuế và miễn nghĩa vụ quân sự bởi ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, họ đang phải sống trong nỗi lo sợ xảy ra chiến tranh.
Làng tự do Taesung |
Hàng ngày, mỗi khi ra đồng làm việc họ đều được những binh lính Hàn Quốc kiểm tra mìn dưới đất và hộ tống đi làm bởi chỉ cần lỡ chân họ có thể bước sang lãnh thổ Triều Tiên và có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào. Một dòng suối chạy qua những đồng lúa trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền.
Để đảm bảo an toàn dân trong làng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và là đối tượng bị quân đội có vũ trang đi kiểm tra tại nhà riêng hàng đêm. Họ cũng phải đi qua các trạm kiểm soát mỗi khi ra hoặc vào làng. Mỗi ngày, có hai chuyến xe buýt tới Taesung.
Ngoài ra, trong làng có một hầm tránh bom với đầy đủ mặt nạ dưỡng khí và các biện pháp khẩn cấp. Các cư dân cũng thường xuyên được diễn tập sơ tán. Các ngôi nhà ở đây cũng được xây tường dày cách âm để cản bớt tiếng loa tuyên truyền.
Mặc dù nằm ở biên giới nhưng trong làng có một ngôi trường đáng tự hào. Có 12 giáo viên phụ trách 35 học sinh. Các lớp học được trang bị cơ sở vật chất tốt hơn hẳn các trường tiểu học hay mầm non bình thường tại Hàn Quốc. Các giáo viên và học sinh ở đây được dạy dỗ không bao giờ nói xấu về Triều Tiên. Họ luôn hy vọng Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ được đoàn tụ trong tương lai gần.