Armenia-Azerbaijan giao tranh ác liệt dọc khu vực Nagorno-Karabakh
Giao tranh dữ dội vì tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh nằm sâu bên trong Azerbaijan đã xảy ra giữa quân đội nước này với quân đội Armenia vào ngày 2-4.
- Giao tranh dữ dội tại thành phố Kobani
- Giao tranh dữ dội tại Aleppo, Syria: Thủ lĩnh giúp phe nổi dậy là người Libya
- Giao tranh lan tới Thủ đô Syria, Nga kêu gọi đối thoại
- Syria: Giao tranh giữa quân đội và IS, ít nhất 22 người chết
- Thỏa thuận ngừng giao tranh tại Syria
Quân đội Armenia cáo buộc quân đội Azerbaijan phát động một vụ tấn công lớn gồm xe tăng, pháo binh hạng nặng và trực thăng chiến đấu.
Quân đội Azerbaijan cho biết, lực lượng tiền tuyến của họ lần đầu tiên “dội bão lửa dữ dội” từ đạn bác, súng phóng lựu và pháo binh và bên phía quân đội Azerbaijan phải thực hiện những biện pháp khẩn cấp để đáp trả.
Bản đồ khu vực tranh chấp Nargono- Karabakh. |
Khu vực Nagorno-Karabakh nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng do cộng đồng Armenia thiểu số quản lý. Đụng độ đã làm hàng chục binh sĩ của 2 bên thiệt mạng.
Sơ đồ tương quan lực lượng Armenia và Azerbaijan. |
Trong khi đó, về phía thường dân có một bé trai 12 tuổi thiệt mạng và 2 cháu nhỏ khác ở địa phương bị thương. Bộ Quốc Ngoại giao Azerbaijan xác nhận có một công dân nước này chết.
Bộ Quốc phòng Armenia cho biết vì đang tiếp tục chiến đấu, thương vong dành cho 2 phía sẽ tiếp tục tăng,
Bộ Quốc phòng Armenia nói đây là một sự leo thang nghiêm trọng đồng thời kêu gọi Mỹ, Nga và Pháp cùng tham gia đàm phán quốc tế vãn hồi khủng hoảng, cần phải khẩn trương can thiệp vào tình hình nóng bỏng hiện nay.
Azerbaijan điều xe tăng đến khu vực Nagorno- Karabakh. |
Thủ tướng Armenia Ovik Abrahmian đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về “tình trạng chiến tranh quy mô lớn chưa từng có được kẻ thù phát động”, chính phủ Armenia thông báo.
“Armenia sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tình hình”, ông Abrahamian phát biểu.
Tổng thống Armenia, ông Serzh Sarkisan kêu gọi tổ chức một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an nhằm tìm cách tháo gỡ bế tắc vào cuối ngày 2-4.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov cho biết, ông Putin “quan ngại sâu sắc đối với những báo cáo về hoạt động quân sự diễn ra dọc khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh”.
Ông cho biết, lãnh đạo Nga kêu gọi các bên tham gia xung đột thực hiện một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức và kiềm chế.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau đó hội đàm qua điện thoại với những người đồng cấp Azerbaijaan và Armenia kêu gọi 2 bên kiềm chế, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Azerbaijan, Himat Hajiyev kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động của Armenia.
Xung đột xảy ra kể từ cuối những năm 1990, mặc dù có những nỗ lực ngoại giao do Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu thực hiện, nhưng hầu như thất bại và chiến tranh Armenia-Azerbaijan âm ỉ và đến nay bùng phát thành một trận chiến vô cùng ác liệt.
Giao tranh xảy ra vào đúng thời điểm Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Tổng thống Armenia Sarkisian đang thăm Mỹ. Chỉ vài giờ trước khi 2 bên nổ súng, ông Aliyev và ông Sarkisian cùng gặp phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người kêu gọi lãnh đạo khu vực Nam Caucasus giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đối thoại hòa bình.
Trước đó, ngày 30-3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi “một giải pháp cuối cùng” cho cuộc xung đột thông qua đàm phán ở Washington cùng với ông Aliyev.
Khu vực Nagorno-Karabakh, dân cư chủ yếu là người Armenia, tuyên bố độc lập, tách khỏi Azerbaijan sau một cuôc chiến diễn ra từ năm 1988- 1994, xung đột đã làm chết 30.000 người và hàng ngàn người khác rơi vào cảnh vô gia cư.